Nhiều người khi được phát hiện u thực quản lành tính đều thắc mắc không biết bệnh nguy hiểm không và có thể biến chuyển ung thư hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Phân loại u thực quản lành tính
U thực quản được chia làm 2 loại là u lành tính và ác tính. Trong nhóm u thực quản lành tính được chia thành nhiều loại nhỏ.
U cơ trơn
Đây là loại u lành tính thường gặp nhất của thực quản, với kích thước thay đổi nhưng ít khi quá 5cm. Loại u này thường gặp ở độ tuổi 20-50, cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh.
U cơ trơn lành tính ở thực quản có kích thước lớn sẽ gây khó nuốt, nặng tức và đau mơ hồ sau xương ức. Nguy cơ tiến triển thành u ác tính của u cơ trơn lành tính là rất thấp.
— Tham khảo: khôi u thực quản
Nang thực quản
Nang thực quản được hình thành từ một túi thừa phôi thai bao gồm 2 loại biểu mô tế bào mỡ và cơ trơn. Hơn 60% trường hợp nang thực quản bẩm sinh được phát hiện trong năm đầu tiên với những triệu chứng hô hấp hay thực quản. Dấu hiệu cảnh báo bệnh gồm nhiễm trùng hay do khối u lớn chèn ép gây khó nuốt, đau sau xương ức.
Polyp có cuống thực quản
Là những u có cuống trong lòng thực quản, cuống này có thể phát triển dài ra. Bệnh hay gặp ở những người lớn tuổi với các triệu chứng như khó nuốt, nôn ra máu, đại tiện phân đen.
U nguyên bào cơ loại tế bào hạt
Đây là loại bướu lành tính thường gặp ở người 40 tuổi, với những triệu chứng như khó nuốt, tức vùng thượng vị, sau xương ức, buồn nôn, nôn. Loại u này khá thường gặp và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như lưỡi, miệng, đường hô hấp trên, ống tiêu hóa.
- U mạch máu niêm mạc thực quản chiếm 2-3% u lành thực quản, thường không triệu chứng nhưng có khi gây chảy máu, thậm chí nôn máu ồ ạt gây nguy hiểm đến tính mạng
2. U thực quản lành tính có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia ung bướu, u thực quản lành tính thường không gây nguy hiểm, những khối u này không có khả năng phát triển nhiều và cũng không có khả năng di chuyển làm tổn thương đến thực quản và các bộ phận lân cận.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá chủ quan với u thực quản lành tính. Người bệnh cần phải theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên để kịp thời xử trí khi có dấu hiệu gia tăng về kích thước và sự biến chuyển loại bệnh từ lành tính chuyển sang ác tính.
Nếu u thực quản lành tính phát triển to lên sẽ khiến cho người bệnh khó thở, gây hiện tượng vướng nghẹn cổ, khó khăn trong ăn uống và nói chuyện. Đồng thời nó có khả năng biến chứng thành ung thư.
Để dự phòng bệnh tái phát hoặc tiến triển nặng hơn, người bệnh cần:
- Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh từ môi trường sống
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua ăn uống và vận động hợp lý hàng ngày
- Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ