Trực tràng dài bao nhiêu cm?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Trịnh Văn Dương

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Hiện nay theo thống kê tỷ lệ người mắc các bệnh lý về trực tràng như viêm trực tràng, ung thư trực tràng, polyp trực tràng… ngày càng tăng lên tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về trực tràng. Vậy trực tràng là gì, trực tràng dài bao nhiêu cm và các bệnh trực tràng phổ biến là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Trực tràng là gì?

Các bác sĩ cho biết trực tràng là một trong 4 bộ phận cấu thành nên đại tràng-ruột già, gồm: manh tràng, kết tràng, trực tràng và hậu môn.

Trực tràng là một trong 4 bộ phận cấu thành nên đại tràng-ruột già

Trực tràng là một trong 4 bộ phận cấu thành nên đại tràng-ruột già

Trực tràng là phần ruột thẳng và nằm ở cuối đại tràng, đây là cầu nối giữa đại tràng và ống hậu môn.

Trực tràng gồm 5 lớp:

+ Lớp niêm mạc.

+ Lớp dưới niêm mạc.

+ Lớp cơ gồm cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài.

+ Lớp dưới thanh mạc.

+ Lớp thanh mạc.

Trực tràng dài bao nhiêu cm?

Vị trí trực tràng ở nữ giới và nam giới khác nhau: ở nam giới trực tràng nằm sau bàng quang, còn ở nữ giới trực tràng nằm ngay sau tử cung.

Độ dài trực tràng ở từng cơ thể là khác nhau và ở độ dài trực tràng của nam giới cũng khác nữ giới. Ở người trưởng thành trực tràng thường dài khoảng 11-15cm.

Tuy là bộ phận nhỏ bé nhưng trực tràng đảm nhiệm vai trò khá quan trọng trong hệ tiêu hóa, đó là tiếp nhận và đảo thải phân ra khỏi cơ thể. Trực tràng sẽ tiết dịch nhầy để bôi trơn ống hậu môn, giúp phân đi ra ngoài một cách dễ dàng hơn

Các bệnh trực tràng phổ biến là gì?

Khi trực tràng gặp vấn đề, việc tiêu hóa của chúng ta sẽ bị rối loạn, dẫn đến tình trạng táo bón hoặc đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, mót rặn nhưng không đi được, sốt, người mệt mỏi.

Các bệnh lý về trực tràng mà mọi người có thể gặp phải đó là:

  •        Viêm trực tràng
  •        Bệnh sa trực tràng
  •        Bệnh viêm loét trực tràng
  •        Bệnh ung thư trực tràng
  •        Bệnh lỵ amip ở trực tràng
  •        Polyp trực tràng (bệnh có thể lành tính hoặc mãn tính)
  •        Bệnh Crohn
  •        Nhiễm trùng Shalmonella, Shigella, …
  •        Bệnh lậu hoặc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các bệnh lý trực tràng không chỉ gây đau đớn, phiền toái, khó chịu cho người bệnh mà chúng còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được xử lý sớm. Do đó các bác sĩ khuyến cáo khi thấy các triệu chứng bất thường nghi ngờ bị bệnh trực tràng người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, kịp thời.

Khi thấy các triệu chứng bất thường nghi ngờ bị bệnh trực tràng người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, kịp thời

Khi thấy các triệu chứng bất thường nghi ngờ bị bệnh trực tràng người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, kịp thời

Thường trước khi đưa ra kết luận và tư vấn cách điều trị bác sĩ sẽ khám lâm sàng và cận lâm sàng chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm hoặc nội soi hình ảnh trực tràng.

Phòng tránh bệnh lý trực tràng

Các bệnh trực tràng rất dễ mắc phải nhưng cũng hoàn toàn có thể phòng tránh được với một chế độ sinh hoạt, một lối sống lành mạnh:

  •        Ăn uống khoa học: ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn nhiều cá thay vì ăn thịt
  •        Hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm cay nóng hay nhiều dầu mỡ
  •        Không hút thuốc, không uống rượu bia
  •        Không để tình trạng táo bón kéo dài
  •        Chữa trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm đường ruột,
  •        Tăng cường vận động cơ thể, tập thể dục thể thao hàng ngày
  •        Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng, tránh béo phì, thừa cân
  •        Đi khám sức khỏe định kì hoặc khi cơ thể có những biểu hiện lạ, những dấu hiệu bất thường nghi ngờ bị bệnh trực tràng.

Hi vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm những thông tin cơ bản về trực tràng, biết được vị trí của trực tràng trong hệ tiêu hóa, biết được trực tràng dài bao nhiêu cm, chức năng của trực tràng là gì. Mọi thắc mắc cần giải đáp thêm về vấn đề này hay có như cầu đặt lịch khám, bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital