Ung thư hạch bạch huyết là sự tăng trưởng của các khối u trong các mô bạch huyết, các cơ quan trong cơ thể. Những triệu chứng ung thư hạch bạch huyết thường là hạch ẩn, khó quan sát. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm tăng cơ hội sống cho người bệnh.
Menu xem nhanh:
Phân loại ung thư hạch bạch huyết
Ung thư hạch bạch huyết thường được chia thành 2 loại chính:
- Ung thư hạch bạch huyết Hodgkin (hoặc bệnh Hodgkin).
- Ung thư bạch huyết không Hodgkin.
Triệu chứng ung thư hạch bạch huyết
Thông thường khi mắc ung thư hạch bạch huyết, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như sốt, ngứa, ra mồ hôi trộm và sụt cân vào thời điểm trước khi hạch sưng to hoặc cùng lúc hạch sưng to.
Hạch bạch huyết sưng to
Đây là triệu chứng điển hình nhất của ung thư hạch bạch huyết. Kkhối u không có cảm giác đau, sưng dần lên, bề mặt nhẵn, khi sờ vào giống như quả bóng bàn hoặc giống như phần cứng ở chóp mũi. Hạch sưng to ở phần cổ, nách và phần xương thượng đòn.
Biến đổi làn da
Khi mắc ung thư hạch bạch huyết sẽ có một loạt các biểu hiện về da như ban đỏ, mụn nước, mưng mủ… Những bệnh nhân ung thư hạch giai đoạn cuối khả năng miễn dịch giảm nên da bị nhiễm trùng thường lở loét, tiết dịch.
Khi thấy các triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư hạch bạch huyết, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có khoa Ung bướu để thăm khám và làm các xét nghiệm cụ thể nhằm chẩn đoán đúng bệnh.
Chẩn đoán và điều trị ung thư hạch bạch huyết
Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm, chụp chiếu sau:
- Xét nghiệm máu
- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp X-quang, CT, MRI, PET
- Sinh thiết
- Xét nghiệm tủy đồ
Nếu các kết quả cho thấy bạn đã mắc ung thư hạch bạch huyết các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả.
- Hóa trị: Là sử dụng thuốc truyền vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch hoặc đường miệng giúp tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên hóa chất cũng có thể gây một số tác dụng phụ như gây thiếu máu hoặc nhiễm trùng. Vì thế cần kiểm soát tốt bệnh và tác dụng phụ bằng cách áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
- Xạ trị: Là điều trị ung thư bằng việc sử dụng các tia năng lượng cao. Xạ trị cũng có thể giúp thu nhỏ các khối u và giảm đau.
- Liệu pháp sinh học: Được sử dụng trong các trường hợp tái phát hoặc các trường hợp khó chữa trị.
Các phương pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào từng giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.