Các triệu chứng của bệnh viêm họng mạn tính thường gặp là đau họng, rát họng, vướng nghẹn, khó nuốt, ho từng cơn, có đờm đặt quánh… Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu viêm họng mạn tính, người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám ngay để có biện pháp điều trị phù hợp.
Viêm họng mạn tính là tình trạng quá phát của viêm họng cấp tính không được điều trị triệt để. Bệnh chủ yếu do nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần ở vùng mũi họng. Những người uống rượu bia nhiều và thường xuyên hút thuốc lá, thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường… cũng dễ gây viêm họng mạn tính.
Menu xem nhanh:
Triệu chứng của bệnh viêm họng mạn tính
Khi bị viêm họng mạn tính, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng sau:
- Ho khan: Ho là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu của bệnh. Ho khan hoặc ho có đờm còn phụ thuộc vào cơ địa và giai đoạn phát triển của bệnh, cơn ho thường kéo dài và hay xuất hiện về đêm.
- Đau họng: Khi bị viêm họng mạn tính, cơn đau họng thường âm ỉ khó chịu, bạn chỉ cần nuốt nước bọt cũng có cảm giác đau tức họng.
- Ngứa họng: Cảm giác này thường xảy ra trong các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm họng do dị ứng. Bạn có cảm giác ngứa khó chịu như đang mắc phải vật gì đó trong họng.
- Sốt: Người bệnh viêm họng mạn tính cũng gặp phải tình trạng sốt vừa hoặc sốt cao.
- Xuất hiện đờm: Dựa vào màu sắc của đờm để bạn có thể nhận biết được nguyên nhân gây bệnh. Nếu như là do siêu vi thì đờm sẽ có màu trắng trong, còn với nguyên nhân là do bội nhiễm do vi khuẩn thì đờm sẽ có màu xanh nhạt.
- Một vài triệu chứng khác của bệnh viêm họng mạn tính: Ngoài các triệu chứng nêu trên thì người mắc phải bệnh viêm họng mạn tính còn có thể xuất hiện một vài biểu hiện khác như: Cơ thể mệt mỏi, kèm theo sổ mũi, hắt xì hơi, khan họng, mất tiếng, chán ăn, mệt mỏi ….
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm họng mạn tính nêu trên, người bệnh cần đi khám ngay để bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Làm gì khi bị viêm họng mạn tính?
Viêm họng mạn tính gây phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì thế, khi bị viêm họng mạn tính, người bệnh cần tới bệnh viện.
Qua thăm khám, căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng cảnh báo bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm, kiểm tra khác như nội soi vòm họng để chẩn đoán chính xác bệnh. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Điều trị bằng thuốc: Người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh để giảm tình trạng đau họng.
- Điều trị kết hợp bằng cách vệ sinh họng sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Người bệnh nên ngậm nước muối ấm trong vòng 5 phút, sau đó súc họng và nhổ ra. Cách làm này giúp họng đỡ viêm, đỏ, đau rát hoặc ngứa họng.
Ngoài ra, để điều trị viêm họng mạn tính hiệu quả người bệnh cũng cần chú ý bảo vệ cổ họng đặc biệt khi thời tiết thay đổi để bệnh không tái phát. Người bệnh nên giữ ấm cổ và ngực, tránh tiếp xúc với không khí lạnh, hạn chế ở tỏng phòng kín và tránh tiếp xúc với môi trường độc hại như thuốc lá, hóa chất…
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn uống hàng ngày, uống nhiều nước cũng góp phần cải thiện sớm viêm họng mạn tính.