10 triệu chứng ngộ độc thực phẩm bạn cần đọc ngay

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa
Nôn và tiêu chảy chỉ là hai trong số rất nhiều các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường đến rất bất ngờ, chúng thường xuất hiện rất nhanh chóng và đi kèm với nhau. Nếu như người bệnh không có biện pháp xử trí kịp thời, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy bạn hãy tham khảo ngay 11 triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm sau để sớm đưa ra biện pháp xử trí tốt nhất.

10 triệu chứng ngộ độc thực phẩm bạn cần biết

Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng đầu tiên và điển hình khi bị ngộ độc thực phẩm.
Đau bụng là triệu chứng đầu tiên và điển hình khi bị ngộ độc thực phẩm. (ảnh minh họa)

Đau co cứng bụng là dấu hiệu đầu tiên khi bị ngộ độc thực phẩm. Khi các thức ăn có chứa độc tố (thức ăn không đảm bảo vệ sinh) khiến virus, vi khuẩn lạ xâm nhập vào hệ tiêu hóa, các vi khuẩn có lợi từ trong hệ tiêu hóa phản ứng chống lại các virus, vi khuẩn, bất lợi từ bên ngoài xâm nhập vào và khi “cuộc chiến” xảy ra, sẽ khiến bạn cảm thấy đau bụng dữ dội.

Ngoài ra khi bạn tiêu thụ các thức ăn lạ không đảm bảo vệ sinh, sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn sẽ khiến giun trong đường tiêu hóa hoạt động mạnh gây cảm giác đau bụng quằn quại.

Buồn nôn

Đây là triệu chứng điển hình thứ hai sau khi triệu chứng đau bụng xuất hiện. Khi thực phẩm không đảm bảo xâm nhập vào cơ thể, gây kích ứng hệ tiêu hóa khiến cơ thể có cảm giác buồn nôn và nôn.

Nôn

Khi bị ngộ độc thực phẩm bạn sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn.
Khi bị ngộ độc thực phẩm bạn sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn. (ảnh minh họa)

Người bệnh sẽ nôn ra các thức ăn đã tiêu hóa và chưa kịp tiêu hóa (thường là những thức ăn gây ngộ độc). Nôn nhiều, dữ dội, nôn ra hết thức ăn, sau khi nôn xong người bệnh sẽ có cảm giác nhẹ nhõm hơn. Có một số trường hợp buồn nôn nhưng không nôn được ra, tuy nhiên thường một lúc sau người bệnh sẽ nôn ra hết thức ăn.

Tiêu chảy

Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể bị tiêu chảy do chất độc không thể tồn tại trong hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa sẽ phản ứng với các chất độc này và tìm cách đào thải chúng ra ngoài. Tiêu chảy dễ dẫn đến mất nước sẽ rất nguy hiểm, vì vậy đảm bảo giữ đủ nước và cung cấp lượng nước đã thiếu hụt để cơ thể không bị ảnh hưởng.

Sốt

Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể bị sốt nhẹ, thông thường sốt khoảng 38 độ C. Nếu đo nhiệt độ thấy sốt trên 38 độ C bạn nên đi thăm khám hay hỏi ý kiến bác sĩ.

Chán ăn

Khi bị ngộ độc thực phẩm bạn sẽ cảm thấy đau bụng, buồn nôn vì vậy bạn không muốn ăn uống gì, nhiều khi ngửi thấy mùi thức ăn cũng muốn nôn.

Yếu và mệt

Ngộ độc thực phẩm sẽ khiến cơ thể mất nước, đau bụng, buồn nôn, nôn, không muốn ăn sẽ khiến ơ thể cảm thấy yếu và cực kỳ mệt mỏi. Nếu cảm thấy mệt lả kèm cảm giác kiến bò ở tay, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời.

Đau đầu, chóng mặt

Ngộ độc thực phẩm gây đau đầu, chóng mặt.
Ngộ độc thực phẩm gây đau đầu, chóng mặt. (ảnh minh họa)

Cơ thể mất nước, sự xâm nhập của các vi khuẩn lạ không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cụ thể là não bộ khiến đau đầu, mắt mờ, yếu cơ,…. Tuy nhiên đau đầu thường là nhẹ chưa cần sự can thiệp bằng thuốc, khi đó người bệnh được xử trí hiệu quả thì triệu chứng đau đầu này sẽ hết.

Đau khớp và cơ

Trong một số trường hợp, ngộ độc thực phẩm do vi-rút có thể gây ra tình trạng gọi là viêm khớp phản ứng, một dạng viêm khớp xảy ra do phản ứng với tình trạng viêm ở ruột. Các triệu chứng có thể xảy ra 2-4 tuần sau nhiễm trùng ban đầu và có thể bao gồm loét miệng, sốt và sụt cân cùng với đau khớp.

Thay đổi thị lực

Botulinum (ngộ độc thịt) thường xảy ra sau khi ăn thực phẩm đóng hộp không đúng cách (đặc biệt là rau đóng hộp tại nhà), cá lên men và khoai tây được nướng trong giấy nhôm. Khi bị ngộ độc botulinum, một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể khiến mắt mờ, mắt nhìn đôi và có thể gây tử vong nếu như người bệnh không được xử trí hịp thời.

Cần làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm

xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm nếu không được xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy hãy đưa con đi thăm khám sơm để có biện pháp điều trị kịp thời. (ảnh minh họa)

Ngộ độc thực phẩm là một trong những cấp cứu y khoa. Người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế uy tín và gần nơi đang sinh sống để được xử trí kịp thời. Trong trường hợp không đi được hãy gọi cấp cứu gần nhất. Một số trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể không cần cấp cứu ngay, sau khi người bệnh nôn ra hết thức ăn hay tiêu chảy hết phân nhiễm khuẩn sẽ thấy đỡ hơn. Khi đó cần bổ sung nước, nếu cơ thể vẫn mệt mỏi bạn nên đi thăm khám với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn biện pháp xử trí cũng như chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital