Nằm sai tư thế có thể khiến cơ bắp bị chèn éo hay gân cơ bị căng quá lâu dẫn đến tình trạng đau nhức khi mới ngủ dậy, khiến cơ thể mệt mỏi, tâm lý không thoải mái. Vậy làm thế nào để khắc phục và điều trị đau nhức cơ thể do nằm sai tư thế? Bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé!
- Nguyên nhân đau khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân
- Đau lưng có phải là dấu hiệu mang thai không & dấu hiệu nhận biết

Nằm sai tư thế có thể khiến cơ bắp bị chèn éo hay gân cơ bị căng quá lâu dẫn đến tình trạng đau nhức khi mới ngủ dậy
Menu xem nhanh:
Tìm hiểu chứng đau nhức cơ thể do nằm sai tư thế
Vị trí đau thường gặp nhất do nằm sai tư thế là hai bả vai, cánh tay và cổ, sau đó là lưng, hông, sườn – đây là những nơi có khối cơ dày. Nguyên nhân gây đau mỏi chủ yếu là do sự chèn ép các mạch máu, hậu quả của sự tăng áp lực khoang trong các bắp thịt do nằm sai tư thế. Lúc này, sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ kém đi, khiến một lượng lớn axit lactic (thủ phạm gây đau mỏi cơ) được giải phóng.
Có người thắc mắc rằng: “Tại sao trước đây tôi cũng ngủ như vậy mà không sao, lần này lại bị đau nhức?”. Sở dĩ là vì thể trạng con người không phải lúc nào cũng giống nhau. Khi cơ thể bị yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm khiến sự lưu thông máu và trao đổi oxy cũng giảm theo. Lúc đó, sự chèn ép do tư thế ngủ giống như giọt nước làm tràn ly, khiến cơ bắp rơi vào tình trạng thiếu máu quá ngưỡng, không thể tự khắc phục như trước đây.
Cách điều trị đau nhức cơ thể do nằm sai tư thế
✿_♥ Xoa bóp bằng dầu nóng, rượu thuốc, bôi các thuốc chứa methylsalicylate và menthol: Đối với trường hợp nhẹ, sẽ có tác dụng giảm đau tức thời. Với những trường hợp mạn tính hay nặng, cách này gần như không có tác dụng.

Massage giúp giảm đau nhức cơ thể hiệu quả
Việc xoa bóp đúng cách sẽ giúp giãn cơ đồng thời tăng cường máu đến cơ bắp, có thể giảm đau, nhưng cần lặp lại nhiều lần trong vài ngày. Nếu chỉ làm một hai lần thì cơn đau sẽ xuất hiện trở lại hoặc không hết hoàn toàn.
✿_♥ Xông hơi để làm giãn mạch và giãn cơ đồng thời kích thích hô hấp để tăng nồng độ ôxy trong máu.
✿_♥ Thở oxy nồng độ cao.
✿_♥ Dùng thuốc giãn cơ: Có tác dụng trong một số trường hợp co thắt nhưng có thể gây tác dụng phụ.
✿_♥ Tiêm tê tại chỗ: Giúp cắt cơn đau tốt, nhưng không nên lạm dụng vì có thể gây phù nề tại chỗ tiêm.
✿_♥ Nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong vài ngày. Bạn nên bổ sung một số khoáng chất như canxi, kali và các vitamin C, B.
✿_♥ Đối với chi dưới, có thể dùng một số thuốc chữa suy tĩnh mạch.
Những cách điều trị sai lầm
✘ Dùng thuốc giảm đau: Việc dùng kéo dài các thuốc giảm đau không những không có hiệu quả mà còn gây nhiều tác dụng phụ (như nhóm NSAID gây đau dạ dày).
✘ Thực hiện các động tác xoay vặn: Thường làm bệnh nhân đau nhiều hơn và bị hạn chế cử động. Đặc biệt là khi đau cổ, việc cố xoay cổ chẳng những không giảm được cơn đau mà còn gây phản xạ co thắt cơ, khiến cổ cứng hơn.

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám nếu như thường xuyên đau nhức cơ thể khi ngủ dậy
✘ Cạo gió: Dễ gây xuất huyết trong cơ bắp, tạo ra các ổ máu tụ, khiến bệnh nhân đau nhức kéo dài.
Để phòng ngừa chứng đau mỏi sau khi ngủ, bạn cần tập thói quen ngủ ở tư thế thoải mái; tập thể dục nhẹ nhàng hoặc xoa bóp, chườm nóng trước khi đi ngủ.
Nếu có bất kì thắc mắc về bệnh đau nhức cơ thể , bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ theo số 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được tư vấn.