Menu xem nhanh:
1. Tình trạng trẻ sốt cao
1.1 Làm thế nào để biết trẻ sốt 39 độ C?
Nhiều cha mẹ thường có thói quen đặt tay lên trán bé để cảm nhận nhiệt độ. Nếu trán trẻ nóng có nghĩa là con đang bị sốt. Tuy nhiên điều này không phải cách kiểm tra đúng. Việc đưa lên trán và đánh giá không cho kết quả đúng hoàn toàn. Ta không thể biết chính xác trẻ có bị sốt không và sốt bao nhiêu độ. Bên cạnh đó, thân nhiệt của trẻ em cao hơn người lớn (dao động từ 37 – 37,5 độ C). Vì vậy, việc đưa tay lên trán bé để cảm nhận và là kết luận vội vàng với khả năng sai lệch cao.
Dụng cụ dùng để đo thân nhiệt của trẻ để đánh giá bé có đang bị sốt không và sốt bao nhiêu độ là nhiệt kế.
– Trường hợp nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C – trẻ sốt nhẹ.
– Trường hợp nhiệt độ từ 38,5 – 39 độ C – trẻ sốt vừa.
– Trường hợp nhiệt độ từ 39 – 40 độ C – trẻ sốt cao.
– Trường hợp nhiệt độ trên 40 độ C – trẻ sốt rất cao.
Để đo thân nhiệt cho trẻ, ta có thể dùng nhiệt kế ở miệng, ở tai, ở trực tràng và ở nách. Trong đó, nhiệt kế nên được đặt ở nách trẻ là chính xác nhất. Tuy nhên, các bậc phụ huynh cần lưu ý có thể dùng loại nhiệt kế kĩ thuật số thay vì loại thủy ngân. Lý do bởi nhiệt kế thủy ngân rất dễ bị vỡ, gây tổn thương, nguy cơ khiến trẻ bị nhiễm độc.
1.2 Khi trẻ sốt 39 độ C thường có các biểu hiện gì?
39 độ C là nhiệt độ sốt cao ở trẻ em. Khi này, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:
– Bé mệt mỏi, dễ nổi cáu, quấy khóc, ngủ mơ màng.
– Mặt bé đỏ hoặc tái. Ánh mắt không linh hoạt, cử chỉ có phần lừ đừ, hay rung mình.
– Nhiệt độ cơ thể của bé tăng cao bất thường.
– Bé biếng ăn, cáu kỉnh.
– Bé có biểu hiện đau nhức, mỏi mệt toàn thân.
– Nôn mửa nhiều và xuất hiện tình trạng co giật.
– …
2. Trẻ sốt 39 độ có nguy hiểm không?
Thực tế, sốt là một phản ứng của cơ thể và không gây hại tới sức khỏe. Tuy nhiên với trẻ em, sốt rất có thể liên quan tới các bệnh lý nghiêm trọng. Khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần có biện pháp xử lý nhanh chóng, tuyệt đối không được chủ quan. Khi trẻ sốt càng cao, mức độ nguy hiểm càng lớn. Vì vậy, chúng ta hãy áp dụng biện pháp xử trí giúp bé hạ cơn sốt, bé có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Chân tay lạnh, có biểu hiện co giật
– Rối loạn đông máu, gây biến chứng hô hấp và tim mạch.
– Các di chứng về thần kinh, nguy cơ thiểu năng trí tuệ, tay chân vận động khó khăn do bại não.
– Trẻ có thể suy đa cơ quan hoặc nghiêm trọng hơn là nguy hiểm đến tính mạng.
3. Mách mẹ cách xử khi trẻ sốt cao
Nếu thấy có biểu hiện trẻ sốt 39 độ, cha mẹ hay kiểm tra và thực hiện ngay một số biện pháp chăm sóc sau. Điều này để bé mau hạ sốt và tránh dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt: Với trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ nên cho bé uống hạ sốt. Thông thường, mọi người hay sử dụng loại paracetamol cùng liều lượng từ 10-15 mg/kg cân nặng. Lưu ý, cho bé uống cách nhau 4-6 giờ trong trường hợp trẻ vẫn chưa cắt cơn sốt.
Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng cho trẻ uống hạ sốt sẽ gây hại. Nhưng nếu mẹ biết nếu sử dụng thuốc hạ sốt đúng loại, đủ liều lượng, tình trạng gây hại sẽ không xảy ra. Và thậm chí, đây còn là giải pháp nhanh chóng, hiệu quả nhất khi bé sốt cao.
– Cho con mặc các loại quần áo mỏng và thoáng. Tránh đắp chăn dày, ủ ấm khiến nhiệt độ cơ thể bé không thoát được ra ngoài.
– Lau người bằng khăn nhúng nước ấm cho bé. Lau mặt và trán bằng nước mát và nên lau ở phòng kín để tránh gió lùa.
– Bổ sung nhiều nước cho trẻ. Việc uống nước là rất cần thiết khi trẻ sốt cao. Điều này là để con tránh bị mất nước.
– Nếu trẻ không đáp ứng được với các loại thuốc hạ sốt, cha mẹ nên đưa con đi thăm khám với bác sĩ Nhi khoa.
4. Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện?
Nếu trẻ sốt 39 độ C, sau khi thực hiện một vài biện pháp hạ sốt mà không hiệu quả, cha mẹ nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế. Ngoài ra, với những biểu hiện sau, trẻ cũng cần được tới gặp bác sĩ ngay để kiểm tra.
– Không ăn, không vui chơi, biểu hiện quấy khóc nhiều.
– Tình trạng sốt kéo dài, trẻ không đáp ứng được với thuốc hạ sốt.
– Trẻ có biểu hiện tiêu chảy, co giật và thở gấp bất thường.
– Trẻ có những biểu hiện của mất nước nghiêm trọng.
– Trẻ có biểu hiện cổ cứng, đau họng, đau tai, đau đầu,…
– Đối tượng bị sốt là trẻ dưới 2 tháng tuổi.
Tuy sốt chỉ là phản ứng của cơ thể với điều kiện môi trường. Nhưng với trẻ em, đây có thể là vấn đề đáng quan ngại. Vì vậy, khi con bị sốt, các bậc phụ huynh nên đưa con đi kiểm tra để xác định nguyên nhân. Qua đó, các bác sĩ sẽ nắm được tình trạng và đưa ra những phương pháp điều trị, chăm sóc phù hợp.