Menu xem nhanh:
Nguyên nhân và biểu hiện khi trẻ bị đi ngoài ra máu
Trẻ đi ngoài ra máu có thể do hệ thống tiêu hóa của trẻ có bất thường, nhưng cũng có thể báo hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm. Thông thường trẻ bị đi ngoài ra máu do các nguyên nhân sau:
Do táo bón
Táo bón khiến hậu môn của bé bị rách, nứt kẽ, trầy xước gây xuất huyết. Phân khô, cứng khiến bé phải rặn nhiều lần dẫn đến máu tươi dính bên ngoài phân hoặc trên giấy vệ sinh. Mỗi lần đi ngoài bé gặp rất nhiều khó khăn, thường khóc thét. Nguyên nhân này có thể do bé uống ít nước, ăn ít rau, thường nhịn đi ngoài, nhịn tiểu hoặc do dị tật bẩm sinh với các biểu hiện đường tiêu hóa bị tổn thương…
Do nhiễm khuẩn đường ruột
Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt ở những năm đầu đời, do vậy chỉ cần một thay đổi nhỏ trong việc ăn uống cũng khiến cho phân của trẻ bất thường.
Trẻ nhỏ chưa ý thức được việc giữ gìn vệ sinh và thường xuyên tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ chứa vi khuẩn ở động vật, gia súc, gia cầm. Đồng thời cha mẹ chưa quan tâm đến việc rửa tay sạch sẽ cho con trước khi ăn uống, ăn uống không hợp vệ sinh khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm khuẩn có thể dẫn đến con bị đi ngoài ra máu.
Biểu hiện là trẻ bị đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, tiêu chảy, đi cầu phân lỏng hoặc có thể lẫn chất nhầy và bạch cầu.
Do bệnh lồng ruột
Lồng ruột là một dạng tắc nghẽn đường ruột nguy hiểm nếu không cấp cứu kịp thời.
Nếu thấy trẻ khóc thét vì đau bụng, nôn mửa, bỏ bú, sau đó bụng trướng căng, đại tiện phân máu lẫn nhầy và thể toàn máu tươi, người mệt lả, lờ đờ, sốt cao, tiểu ít,… cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Do sốt thương hàn
Trẻ đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng của sốt thương hàn, sốt xuất huyết.
Khi ấy, phân của bé thường có màu đen, hơi xám hoặc pha chút đỏ tươi, kèm theo triệu chứng như nôn ói, mệt mỏi, vật vã…
Do bệnh lỵ hay polyp đại trực tràng
Cách xử trí khi trẻ bị đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, vì thế ngay sau khi có các biểu hiện đi ngoài ra máu ở trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ, làm các xét nghiệm phân cần thiết để có những chuẩn đoán cụ thể về nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Ngoài ra để hệ tiêu hóa của trẻ phát triển tốt cha mẹ cần:
– Cho trẻ uống đủ nước, bổ sung nhiều chất xơ, cho trẻ ăn nhiều hoa quả, sữa chua giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ phát triển tốt.
– Vận động: Tập cho bé thói quen tự đi lại, không nên bế quá lâu làm bé lười vận động.
– Đi vệ sinh: Rèn cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ, chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau khi đi, nên dùng nước rửa cho trẻ, hạn chế dùng giấy, vật cứng lau chùi.