Hiện nay, sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến. Bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Trong đó, quá trình chăm sóc rất quan trọng với nhiều điều cần lưu ý. Trước thực trạng này, nhiều người đặt ra câu hỏi trẻ bị sốt xuất huyết kiêng gió có cần thiết không?
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan bệnh sốt xuất huyết
1.1 Những triệu chứng thường thấy của bệnh sốt xuất huyết
Triệu chứng của sốt xuất huyệt thường khá đa dạng, dễ nhầm lẫn. Điều này là tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhẹ hay nặng. Thông thường, ta có thể nhận thấy bệnh qua một số biểu hiện sau:
– Sốt cao tới 40.5 độ C.
– Đầu đau nhức dữ dội.
– Bị đau phía sau mắt.
– Đau các khớp và cơ. Cơ thể nhức mỏi, bứt rứt.
– Cảm thấy buồn nôn.
– Nổi phát ban trên cơ thể.
Các bạn sốt xuất huyết hiện trên cơ thể khoảng 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và thuyên giảm dần sau khoảng 1-2 ngày. Tuy nhiên, người bệnh có thể nổi lại ban một lần nữa vào sau đó.
1.2 Nguyên do gây bệnh sốt xuất huyết
Trên thực tế, bệnh sốt xuất huyết không lây trực tiếp theo con đường từ người qua người. Thay vào đó, bệnh sẽ lây qua những vết đốt của muỗi vằn có chứa virus Dengue. Khi muỗi đốt người đang mang virus sốt xuất huyết, virus sẽ tồn tại ở trong muỗi vằn. Sau đó, virus sẽ lây sang người khác khi người đó bị muỗi đốt tiếp theo.
Muỗi vằn thường phát triển nhanh trong những môi trường có khi hậu ấm, ẩm ướt. Chúng sẽ chỉ đốt vào ban ngày thay vì rạng sáng hay ban đêm như nhiều loại muỗi khác.
2. Trẻ bị sốt xuất huyết kiêng gió có cần thiết không?
2.1 Trẻ bị sốt xuất huyết có cần kiêng gió không?
Khi trẻ bị sốt xuất huyết, nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 40.5 độ C cùng với đó là những cơn rét run. Sốt xuất huyết là một căn bệnh cần kiêng gió. Điều này là bởi các mạch ở trong cơ thể đang giãn nở hết sức. Khi đó, nếu người bệnh ở gần gió, làm mát cơ thể có thể khiến co lại các mạch ở ngoài da. Từ đó, tình trạng xuất huyết dễ xảy ra.
Cũng chính bởi lý do trên, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhi sốt xuất huyết nên tránh gió trời, tránh bị trúng gió. Nếu không cẩn thận, trẻ có thể dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Điển hình như tình trạng về tê liệt, thần kinh bị ảnh hưởng hay thậm chí là có thể tử vong.
2.2 Trẻ bị sốt xuất huyết có thể nằm quạt không?
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, trẻ bị sốt xuất huyết vẫn có thể nằm quạt. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau khi cho trẻ nằm quạt để tránh ảnh hưởng khiến bệnh nặng hơn:
– Thường xuyên thực hiện kiểm tra đo thân nhiệt trẻ. Từ đó, ta điều chỉnh mức quạt cho phù hợp. Lưu ý, ta nên cho trẻ ngồi quạt ở mức thấp nhất.
– Tránh cho trẻ đang bị sốt xuất huyết sử dụng quạt cả ngày. Ta nên để những khoảng nghỉ để cơ thể trẻ được thích nghi.
– Tránh để quạt ở một chỗ, như vậy quạt sẽ phả trực tiếp vào người trẻ. Mũi, họng trẻ sẽ bị khô gây tình trạng khó chịu.
– Trẻ đang bị sốt xuất huyết nên mặc những loại quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Như vậy, trẻ sẽ tránh bị cảm lạnh khi cơ thể tiếp xúc cùng gió quạt khi đang đổ mồ hôi.
– Cha mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng của trẻ. Như vậy, ta có thể kiểm soát tốt và xử lý kịp thời nếu cần. Khi cho trẻ sử dụng quạt, ta lưu ý nếu cơ thể trẻ xuất hiện những cảm giác hoặc triệu chứng bất thường thì cần dừng ngay và đi bệnh viện tiến hành kiểm tra.
3. Những điều cần kiêng khi trẻ bị sốt xuất huyết
3.1 Không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt
Thông thường, cha mẹ sẽ lo lắng khi con đột ngột bị sốt cao. Vì vậy, tâm lý tự ý sử dụng thuốc hạ sốt sẽ được hình thành. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh nhân sốt xuất huyết cần chống chỉ định với một số loại thuốc hạ sốt gồm Aspirin và Ibuprofen. Sử dụng những thuốc này sẽ khiến cơ thể chảy máu nghiêm trọng hơn. Hay thậm chí, tình trạng xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra.
3.2 Kiêng ăn những thức ăn có màu đen, đỏ, nâu
Những món ăn có màu đậm như đen, đỏ, nâu sẽ dễ khiến nhầm lẫn với triệu chứng đi ngoài phân có máu ở những bệnh nhân sốt xuất huyết nặng gây chảy máu tiêu hóa. Ngoài ra, bệnh nhi sau khi ăn những món này khi nôn cũng khó có thể phân biệt giữa màu thực phẩm và tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
3.3 Kiêng ăn trứng
Ăn trứng có thể tạo nhiệt lượng lớn tích trữ ở trong cơ thể trẻ đang bị sốt xuất huyết. Nhiệt này có phát tán ra ngoài khiến bệnh lâu khỏi hơn.
3.4 Kiêng uống trà, cà phê hay những chất kích thích
Trong thành phần của trà, cà phê, thuốc lá, … đều có chứa caffeine. Chất này sẽ khiến não bị kích thích, có thể gây tăng huyết áp, tim đập nhanh và cơ thể trẻ mệt mỏi hơn. Khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết sử dụng trà đặc sẽ làm giảm tác dụng hạ sốt hơn.
3.5 Kiêng những thực phẩm nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm nhiều dầu mỡ chính là nguyên nhân gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Vì vậy, khi sử dụng thì bệnh nhi bị sốt xuất huyết sẽ khiến cơ thể trở nên ì ạch, chậm hồi phục hơn.
3.6 Kiêng đồ ăn cay nóng
Khi bị sốt xuất huyết, sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, hao hụt năng lượng. Do đó, việc ăn những món cay nóng sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, bệnh nặng thêm. Bên cạnh đó, khả năng phục hồi của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ. Qua đó, vấn đề trẻ bị sốt xuất huyết có cần thiết kiêng gió không cũng đã được giải đáp. Tóm lại, để điều trị cho trẻ bị sốt xuất huyết phù hợp nhất, ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh, cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, chỉ định điều trị cụ thể.