“Nhìn con tím tái, sốt cao, nôn trớ liên tục, hơi thở yếu ớt mà lòng mẹ đau như có ngàn mũi kim châm. Mẹ ân hận vô cùng! Chỉ vì một chút chủ quan, lơ là mà mẹ đẩy con đến đến bờ vực nguy hiểm. Chỉ muộn một chút nữa thôi, mẹ sẽ mất con mãi mãi…”.
Nhiều bậc cha mẹ vì thiếu kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ cộng với tâm lí chủ quan, thói quen chữa bệnh theo kinh nghiệm đã khiến tình trạng bệnh tình của con tiến triển trầm trọng, không ít trẻ phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch thậm chí là tử vong trên đường đến bệnh viện.
Dưới đây là tâm sự có thật của một người mẹ do chủ quan trong chăm sóc con khiến bé phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch mà chuyên mục tư vấn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhận được. Chúng tôi xin trích đăng nguyên văn để bạn đọc có thể rút ra kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ.
“Nhìn con tím tái, sốt cao, nôn trớ liên tục, hơi thở yếu ớt mà lòng mẹ đau như có ngàn mũi kim châm. Mẹ ân hận vô cùng! Chỉ vì một chút chủ quan, lơ là mà mẹ đẩy con đến đến bờ vực nguy hiểm. Bác sĩ bảo, chỉ chậm một chút thôi, mẹ sẽ mất con mãi mãi. Mẹ ân hận lắm! Bố con chắc đang trách mẹ nhiều lắm! Con chắc cũng giận mẹ nhiều lắm vì sự chủ quan của mẹ đã làm con đau, đúng không con yêu?
Mẹ năm nay 22 tuổi. Mẹ vẫn còn quá trẻ để làm mẹ, đúng không con? Con đến với bố mẹ một cách bất ngờ khi mà cả mẹ và bố đều chưa có sự chuẩn bị tâm lí. Bố mẹ chưa có bất cứ kinh nghiệm nào về thai sản cũng như chăm sóc trẻ sơ sinh. Ban đầu cũng hoang mang lắm, vì mẹ còn đang đi học mà nhưng cảm nhận mỗi ngày con lớn lên từng chút trong bụng mẹ khiến mẹ hạnh phúc vô bờ, mong ngóng ngày chào đón con yêu. Bố mẹ cùng lền mạng tìm kiếm những thông tin về chăm sóc thai nhi và trẻ sơ sinh, hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Dần dần bố mẹ cũng vỡ vạc ra được nhiều thứ. 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, trộm vía con yêu luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. Con chào đời khỏe mạnh, bụ bẫm. Bố mẹ hạnh phúc lắm!
Con sinh được gần 1 tháng thì bố phải đi công tác xa. Ông bà nội, ngoại của con đều ở xa không thể lên để cùng mẹ chăm con được. Nhà chỉ còn có hai mẹ con mình. Mấy hôm rồi thời tiết chuyển mùa, tự dưng con quấy khóc và bỏ bú, trán lâm râm nóng. Mẹ nghĩ do thời tiết chuyển mùa nên con khó chịu chút thôi. Sang ngày thứ hai, con quấy khóc nhiều hơn, trán nóng ran, hơi thở yếu ớt. Mẹ hốt hoảng gọi điện cho bố, cho ông bà nội thông báo tình hình của con. Ông bà nội cũng nghĩ chắc con chỉ bị nóng sốt thông thường và bảo mẹ lấy khăn ướt đắp lên trán cho con và theo dõi con thêm.
Càng ngày con ngày càng quấy khóc và bỏ bú hoàn toàn. Con còn bị nôn trớ liên tục, tím tái và lên cơn co giật. Lúc này mẹ hoảng lắm! Mẹ vội vàng đưa con đi khám ở một phòng khám gần nhà. Bác sĩ bảo mẹ chuyển con lên viện gấp. Hoảng loạn, mẹ bắt taxi đưa con nhập viện.
Nhập viện trong tình trạng nôn trớ liên tục, sốt cao, tím tái, co giật, hơi thở yếu ớt, con được đưa vào phòng cấp cứu khẩn cấp. Tại đây, các bác sĩ cho biết con bị co giật do sốt cao. Các bác sĩ đều trách mẹ là sao để con bệnh nặng thế mới đưa vào viện. Bác sĩ còn cho biết, chỉ chậm một chút nữa thôi mẹ sẽ mất con mãi mãi. Đau đớn, ân hận! Mẹ tự trách bản thân mình vô cùng! Nếu ngay từ khi con có dấu hiệu quấy khóc và bỏ bú, mẹ đưa con đi viện kiểm tra thì cơ sự đã không thành ra thế này. Con còn quá nhỏ để phải chịu những đau đớn thể xác này.
Trời thương! Con dần bình phục trở lại sau một thời gian điều trị tích cực tại bệnh viện. Con trai mẹ giỏi và kiên cường quá! Con đã chiến thắng căn bệnh viêm phổi nặng. Mẹ như được hồi sinh. Giờ nhìn con ngoan, khỏe trở lại mẹ vui lắm nhưng mẹ sẽ không bao giờ quên được bài học đắt giá này, con yêu ạ. Nếu mẹ có kinh nghiệm hơn, mẹ không chủ quan, lơ là thì con đã không bị như thế! Mẹ xin lỗi con yêu!
Cảm ơn sự nhiệt tình cứu chữa và chăm sóc ân cần của tập thể y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Mẹ đã được các bác sĩ tư vấn cho rất nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh. Mẹ hứa sẽ chăm sóc con thật tốt, con yêu!…”
(Nguyễn Phương Thảo – Từ Liêm, Hà Nội)