Trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị nôn trớ còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng, lúng túng, không biết phải làm sao khi gặp phải trường hợp trẻ bị nôn liên tục. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh để từ đó có phương pháp xử lý đúng cách.
Menu xem nhanh:
1. Nhận biết một số bệnh lý khiến trẻ 5 tuổi bị nôn trớ liên tục
Dưới đây là một số bệnh lý có thể khiến trẻ bị nôn liên tục mà cha mẹ cần lưu ý:
1.1 Trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục do viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn
Rất khó để cha mẹ có thể phân biệt giữa các bệnh viêm dạ dày ruột do virus, vi khuẩn với viêm dạ dày do ngộ độc thức ăn. Nguyên nhân bởi những tình trạng này có khởi phát bệnh tương đối giống nhau. Ví dụ như triệu chứng trẻ bị nôn ồ ạt, nôn liên tục từ 5 – 30 phút/lần trong 1 – 12 giờ đầu.
Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, cha mẹ cũng có thể nhận biết một số dấu hiệu để phân biệt như:
– Đối với trẻ bị nhiễm virus: Bệnh khởi phát thường đột ngột, trẻ nôn, sốt cao và đau bụng. Tình trạng nôn của trẻ có thể kéo dài từ 12 – 72 giờ. Hiện tượng tiêu chảy cũng thường xuất hiện trong ngày đầu tiên trẻ nhiễm bệnh hoặc ngày thứ hai.
– Trẻ nhỏ bị nôn nhiều nhưng không sốt có thể nghi ngờ nguyên nhân do bị ngộ độc thức ăn. Bệnh thường khởi phát từ 2 đến 12 giờ sau khi trẻ ăn phải thực phẩm không đảm bảo, kém chất lượng. Thông thường, trẻ bị ngộ độc thức ăn không có dấu hiệu sốt. Triệu chứng nôn trớ thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn và thường không kéo dài quá 12 giờ, ngoài ra, trẻ có thể kèm theo hiện tượng tiêu chảy. Nếu trẻ có sốt cao hoặc tình trạng nôn kéo dài hơn 12 giờ thì ít khả năng là do ngộ độc thực phẩm.
1.2 Trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục do nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu trẻ bị sốt cao trong vài ngày và có kèm theo hiện tượng nôn ói, đi tiểu đau rát hoặc nước tiểu của trẻ có mùi khó chịu thì cha mẹ cần cân nhắc nguyên nhân này, có thể trẻ đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh.
1.3 Trẻ bị nôn trớ do tắc ruột
Tình trạng này thường xuất hiện khi ruột của trẻ bị xoắn. Tuy đây là hiện tượng hiếm gặp nhưng bệnh rất nguy hiểm, do đó cần được xử lý cấp cứu càng sớm càng tốt. Các triệu chứng tắc ruột thường bao gồm: trẻ bị đau bụng đột ngột, dữ dội; trẻ bị nôn ra mật xanh vàng; da dẻ nhợt nhạt, vã mồ hôi;
1.4 Trẻ nôn trớ do bị lồng ruột
Trẻ 5 tuổi tuổi bỗng nhiên bị nôn ói, đau bụng dữ dội không đi tiêu được có thể là biểu hiện của bệnh lồng ruột và cần được cấp cứu kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể xảy ra với trẻ.
2. Trẻ 5 tuổi bị nôn nhiều lần trong ngày cha mẹ phải làm sao?
2.1 Chú ý theo dõi dấu hiệu mất nước của trẻ
Tình trạng mất nước có thể xảy ra khi trẻ nôn ói liên tục. Các dấu hiệu trẻ mất nước nhẹ bao gồm: Môi trẻ khô nhẹ, khát nước. Trẻ mất nước cần cần theo dõi của trẻ, nếu trẻ mất nước nặng với các triệu chứng như: môi khô, bong tróc, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong vòng 6 giờ, mắt trũng, lúc này cần đến khám ngay.
2.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ cho phù hợp
Bố mẹ cần lưu ý về chế độ ăn uống của trẻ. Trẻ nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa. Ngoài ra, ta có thể chia nhỏ các bữa ăn và cho trẻ ăn theo nhu cầu. Bố mẹ tránh ép trẻ ăn quá nhiều. Sau bữa ăn nên khuyến khích cho trẻ vận động nhẹ nhàng. Tuy nhiên, vận động quá mức cũng có thể làm trẻ bị nôn.
2.3 Cần bù nước cho trẻ
Cha mẹ có thể cho trẻ dùng dung dịch bù nước Oresol để giúp phòng ngừa và điều trị mất nước do tình trạng nôn ói gây ra. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước hoa quả để giúp trẻ tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch.
2.4 Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ
Sau khi bị nôn nhiều, cơ thể trẻ sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Do đó, bố mẹ lưu ý hãy đảm bảo cho con chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Một không gian yên tĩnh, thoáng mát và giấc ngủ sâu sẽ là rất cần thiết.
2.5 Phòng ngừa tình trạng lây lan
Trường hợp trẻ bị nôn do siêu vi, vi trùng sẽ dễ lây nhiễm, cha mẹ cần chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ, tránh lây lan cho bản thân, và những trẻ không bị bệnh khác. Cần thường xuyên rửa tay và giữ trẻ ở nhà cho đến khi trẻ hết nôn 24 giờ.
3. Trẻ 5 tuổi bị nôn ói liên tục khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Khi trẻ bị nôn ói liên tục, cha mẹ lưu cho trẻ đi bệnh viện khám ngay. Đồng thời, cha mẹ cũng cần lưu ý các dấu hiệu sau:
– Trẻ nôn ói ra dịch mật (màu xanh) hoặc máu (màu đỏ hoặc nâu)
– Tình trạng nôn liên tục không thuyên giảm, kéo dài hơn 24 giờ.
-Trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng với các dấu hiệu như: môi khô, khóc không nước mắt, không tiểu trong 6 giờ.
– Trẻ bị đau bụng nhiều
– Trẻ bị sốt cao trên 38.5 độ C trong 3 ngày.
– Trẻ có dấu hiệu lừ đừ, ngủ gà.
Trên đây là những thông tin bổ về tình trạng trẻ 5 tuổi bị nôn ói liên tục. Cùng với đó là cách xử lý hiệu quả theo tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa. Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức. Từ đó, hỗ trợ việc nuôi dưỡng và chăm sóc con yêu phù hợp hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán, từ đó đưa ra phương pháp điều trị đúng cách, hiệu quả.