Phương pháp điều trị xơ gan phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và tình trạng tổn thương gan của bệnh nhân. Mục tiêu điều trị là làm chậm quá trình xơ hóa tại gan, giảm biến chứng xơ gan.
Menu xem nhanh:
1. Các phương pháp điều trị xơ gan
Phương pháp trị xơ gan hiện nay thường được tiến hành trị theo nguyên nhân gây bệnh. Trong giai đoạn sớm của xơ gan, mục tiêu hàng đầu là giảm tối đa tổn thương tại gan. Kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh xơ gan.
1.1 Điều trị xơ gan từ nguyên nhân
Trong giai đoạn đầu, trị xơ gan là điều trị nguyên nhân cơ bản để giảm thiệt hại cho gan và làm chậm quá trình xơ hóa. Phương pháp bao gồm:
– Sử dụng thuốc kiểm soát viêm gan siêu vi: Điều trị viêm gan B hoặc C để hạn chế tế bào gan tổn thương do các tình trạng này gây ra.
– Cai rượu: Người xơ gan không được sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn. Bác sĩ có thể giới thiệu chương trình trị nghiện rượu cho bệnh nhân.
– Giảm cân: Người bị xơ gan do viêm gan nhiễm mỡ không do rượu cần kiểm soát cân nặng, giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu.
-Thuốc kiểm soát các nguyên nhân và triệu chứng xơ gan khác. Một số loại xơ gan có khả năng đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc giảm triệu chứng xơ gan.
Trị xơ gan sớm tránh các biến chứng về gan
1.2 Điều trị biến chứng xơ gan
Trong giai đoạn nặng, xơ gan phát triển các biến chứng, bác sĩ chỉ định phương pháp trị xơ gan tùy theo biến chứng và mức độ nghiêm trọng:
– Cổ trướng và phù: Chế độ ăn ít muối và truyền albumin, sử dụng các loại thuốc lợi tiểu… có thể kiểm soát cổ trướng và phù. Người bệnh cần thực hiện các thủ thuật khác trong trường hợp nặng để lưu dịch ổ bụng. Giảm áp lực tĩnh mạch cửa bằng cách thông nối tĩnh mạch cửa gan và tĩnh mạch chủ trên.
– Tăng áp tĩnh mạch cửa: Một số loại thuốc huyết áp kiểm soát tăng áp tĩnh mạch cửa và ngăn xuất huyết tiêu hóa. Bác sĩ có thể chỉ định nội soi đường tiêu hóa để xác định các tĩnh mạch giãn ở dạ dày để có phương án xử lý thích hợp.
1.3 Điều trị xơ gan bằng phẫu thuật ghép gan
Xơ gan tiến triển ở giai đoạn nặng, mất khả năng hoạt động thì ghép gan là lựa chọn duy nhất của người bệnh. Đây là phương pháp thay thế lá gan hỏng của người bệnh bằng lá gan khỏe mạnh của người hiến tặng.
2. Xét nghiệm chẩn đoán xơ gan
Để trị xơ gan hiệu quả, đầu tiên cần chẩn đoán chính xác bệnh xơ gan:
2.1 Chẩn đoán sơ bộ
Bước đầu chẩn đoán, bác sĩ hỏi tiền sử bệnh, các loại thuốc kê đơn và không kê đơn mà người bệnh đang dùng. Người bệnh có đang sử dụng sản phẩm thảo dược hoặc chất bổ sung nào không? Khi tìm hiểu được những điều này, bác sĩ có chuyên môn sẽ phát hiện và lưu ý đến các yếu tố có khả năng tăng nguy cơ bệnh xơ gan. Có thể kể đến như lạm dụng rượu bia, lạm dụng thuốc tiêm, tiền sử có bị viêm gan B, C hay không….
Sau khi có chẩn đoán sơ bộ, bác sĩ yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra và xét nghiệm để chẩn đoán chính xác có bệnh xơ gan hay không, mức độ tổn thương gan ra sao, đang ở giai đoạn mấy. Bao gồm khám thể chất và các xét nghiệm cần thiết.
2.2 Khám thể chất
Bác sĩ tìm kiếm các dấu hiệu bệnh xơ gan ở giai đoạn từ nhẹ đến nặng như: Vàng da hoặc lòng trắng mắt, mạch máu mạng nhện trên da, sưng đau ở bụng, lòng bàn tay đỏ… Khi bệnh nhân có các triệu chứng xơ gan cùng với chẩn đoán sơ bộ ban đầu, bác sĩ sẽ xác định được sơ bộ tình trạng bệnh.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm xơ gan
2.3 Xét nghiệm máu
Nếu nghi ngờ người bệnh xơ gan, bác sĩ chỉ định người bệnh tiến hành làm các xét nghiệm máu để kiểm tra vấn đề về gan. Dấu hiệu tổn thương gan:
– Nồng độ albumin và các yếu tố đông máu có thấp hơn bình thường hay không
– Tăng nồng độ men gan dấu hiệu tình trạng viêm
– Mức bilirubin tăng
– Mức natri thấp hơn
– Nồng độ sắt cao hơn dấu hiệu bệnh huyết sắc tố
– Sự hiện diện của các tụ kháng thể có thể chỉ ra xơ gan ứ mật nguyên phát hoặc viêm gan tự miễn
– Khả năng nhiễm trùng do số lượng bạch cầu cao
– Mức độ alpha-fetoprotein tăng có thể cho thấy sự hiện diện của ung thư gan
– Mức độ creatinin cao là dấu hiệu bệnh thận hoặc gợi ý xơ gan giai đoạn cuối
Xét nghiệm máu còn giúp tìm ra các dấu hiệu thiếu máu do xuất huyết nội hoặc để kiểm tra viêm gan B hoặc C thông qua xét nghiệm viêm gan siêu vi.
2.4 Xét nghiệm hình ảnh
Xét nghiệm hình ảnh là cách tốt nhất để xác định kích thước, hình dạng và kết cấu của gan, xác định tình trạng sẹo gan, lượng chất béo trong gan và lượng dịch còn tích tụ trong ổ bụng.
Xét nghiệm hình ảnh được chỉ định gồm: Siêu âm tổng quát, siêu âm đàn hồi gan, chụp cắt lớp vi tính (CT) và cộng hưởng từ gan (MRI). Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nội soi đường tiêu hóa. Nhằm phát hiện tình trạng chảy máu trong ở các cơ quan tiêu hóa hoặc giãn tĩnh mạch. Nội soi mật tụy ngược dòng để phát hiện các vấn đề ống mật.
Thực hiện các xét nghiệm để xác định xơ gan
2.5 Sinh thiết
Sinh thiết gan là phương pháp xác định chẩn đoán xơ gan, xác định mức độ tổn thương gan hoặc chẩn đoán ung thư gan.
Xơ gan là bệnh nguy hiểm, đặc biệt là khi bệnh đã có biến chứng hoặc cổ trướng. Bằng các phương pháp điều trị phù hợp tùy vào từng thời điểm, người bệnh có thể ngăn bệnh tiến triển nặng hơn đồng thời kiểm soát các triệu chứng.
Thời gian trị bệnh xơ gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là mức độ nghiêm trọng của bệnh, khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị cũng như các vấn đề sức khỏe khác hiện có. Để biết chi tiết, người bệnh nên trực tiếp hỏi bác sĩ điều trị để có câu trả lời chính xác nhất.
Trên đây là các phương pháp điều trị xơ gan và các xét nghiệm chẩn đoán xơ gan mà người bệnh nên biết. Khoa Gan mật Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc cung cấp các dịch vụ thăm khám và điều trị hiệu quả, chất lượng cho người bệnh xơ gan, đảm bảo trải nghiệm an tâm cho Quý khách trong quá trình điều trị.