Bệnh viêm loét đại tràng là bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại. Bệnh không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân. Đó là là lý do vì sao chúng ta cần trang bị các kiến thức cơ bản nhằm giúp phát hiện bệnh sớm và phòng bệnh hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm loét đại tràng
Bệnh viêm loét đại tràng là khi xuất hiện các tổn thương, ổ viêm loét trên bề mặt của đại tràng. Theo các chuyên gia thì viêm loét đại tràng là bệnh mạn tính vì vậy người bệnh cần xác định sống chung và kiên trì điều trị. Một số bệnh nhân bị viêm loét đại tràng có thể dẫn tới ung thư nếu không được điều trị từ những giai đoạn đầu tiên. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi nhưng nhiều nhất là độ tuổi từ 15 – 35.
2. Các nguyên nhân gây bệnh viêm loét ở đại tràng
Với tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng cao khiến nhiều người thắc mắc đâu là nguyên nhân gây bệnh. Nhìn chung bệnh viêm loét ở đại tràng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
2.1 Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình bạn từng có người mắc các bệnh về đại tràng thì bạn nên chủ động theo dõi sức khỏe. Bệnh về hệ tiêu hóa có khả năng di truyền cao. Nếu cha mẹ có tiền sử mắc bệnh thì con cái nằm trong nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm bệnh.
2.2 Mắc bệnh do thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày
Nhiều người không có ý thức giữ gìn sức khỏe vì vậy thường xuyên uống rượu bia, ăn các thực phẩm chua cay, đồ nhiều dầu mỡ gây hại cho đại tràng. Bên cạnh đó thói quen ăn quá no, ăn uống thất thường, ăn khuya,…cũng tác động xấu khiến đại tràng dễ tổn thương.
2.3 Tác hại của việc sử dụng thuốc tùy ý
Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm có thể được mua dễ dàng vì vậy nhiều người thường lạm dụng. Thói quen này khiến mọi người mắc các bệnh về đại tràng mà không hay biết. Nguyên nhân là do các hoạt chất trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới đại tràng nếu không được sử dụng đúng cách.
2.4 Stress gây ra bệnh viêm loét đại tràng
Phần lớn các bệnh ở hệ tiêu hóa sẽ xảy ra nếu người bệnh thường xuyên bị stress. Khi hệ thần kinh trung ương căng thẳng sẽ kích thích các bộ phận trong hệ tiêu hóa hoạt động quá sức dẫn tới suy yếu chức năng. Hệ quả là đại tràng bị tổn thương nghiêm trọng, xuất hiện vết viêm loét.
3. Nhận biết các triệu chứng viêm loét ở đại tràng
Bệnh đại tràng được phát hiện càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn càng cao. Ngược lại nếu bệnh được phát hiện muộn thì người bệnh có nguy cơ chung sống với bệnh suốt đời. Chính vì vậy việc hiểu rõ về các dấu hiệu mắc bệnh vô cùng quan trọng.
3.1 Đau bụng là dấu hiệu bệnh viêm loét đại tràng
Phần lớn người bệnh đều gặp phải tình trạng đau bụng, co thắt. Cơn đau xuất hiện ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào tổn thương ở đại tràng. Triệu chứng trên khiến người bệnh đau đớn, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Với các cơn đau nhẹ bạn có thể dùng đệm sưởi làm giảm đau tạm thời. Nếu tình trạng đau dữ dội bệnh nhân cần gặp bác sĩ để điều trị ngay.
3.2 Xuất hiện dịch trực tràng kèm máu
Trong phân của người mắc bệnh thường xuất hiện dịch nhầy của trực tràng tiết ra. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy chất dịch lẫn cả vào quần hoắc trong nhà vệ sinh. Bên cạnh đó trong phân người bệnh có thể xuất hiện máu. Mọi người không nên chủ quan khi thấy các dấu hiệu trên. Khi bị chảy máu hệ tiêu hóa sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, thiếu máu rất nguy hiểm.
3.3 Gặp vấn đề về tiêu hóa
Người bị viêm loét đại tràng thường gặp phải tình trạng tiêu chảy không thể kiểm soát. Do đại tràng bị tổn thương vì vậy người bệnh đi ngoài liên tục tới 10 lần mỗi ngày. Cuộc sống của người bệnh bị đảo lộn do không thể tập trung làm việc. Bệnh cạnh đó thì táo bón cũng là một triệu chứng phổ biến. Người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn đi ngoài nhưng mỗi lần đi được rất ít. Trong phân có lẫn nhầy, máu hoặc mủ. Khi gặp phải các tình trạng trên bạn không nên tự ý mua thuốc mà cần gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp.
4. Hai phương pháp điều trị viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là căn bệnh không quá xa lạ vì vậy hiện nay đã có cách điều trị bệnh hiệu quả. Dựa vào tình hình viêm loét ở mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
Nguyên tắc khi điều trị
– Trường hợp mắc bệnh lần đầu nên khởi phát bằng một loại thuốc. Sau đó điều trị hết liệu trình và đánh giá mức độ đáp ứng thuốc
– Trường hợp đang điều trị nhưng bệnh tiến triển nặng hơn thì cần sử dụng loại thuốc đang điều trị và kết hợp cùng một loại thuốc khác
– Bệnh nhân đã từng điều trị nhưng dừng một thời gian dài cần điều trị giống như người chưa từng điều trị nhưng với loại thuốc khác trước đây sử dụng
4.1 Điều trị nội khoa trị viêm loét đại tràng
Điều trị bằng thuốc là cách các bác sĩ thường áp dụng nhiều nhất. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao, dễ điều trị. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ đúng theo đơn thuốc của các sĩ. Trong quá trình điều trị không nên tự ý dừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng thuốc. Việc làm này khiến bệnh không được chữa triệt để và làm tăng nguy cơ bệnh chuyển biến nặng hơn.
4.2 Điều trị ngoại khoa
Một số trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, xảy ra các biến chứng nguy hiểm cần can thiệp phẫu thuật. Đây là kỹ thuật xâm lấn gây đau đớn và có tỷ lệ rủi ro cao do dễ nhiễm trùng. Các bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật khi thật sự cần thiết.
5. Biến chứng của viêm loét đại tràng nếu không được điều trị
Như đã đề cập ở trên, viêm loét đại tràng là bệnh mạn tính vì vậy có thể gây ra nhiều biến chứng. Một số biến chứng gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
5.1 Phình giãn ở đại tràng
Trường hợp này thường gặp ở thể viêm loét đại tràng nặng, viêm toàn bộ đại tràng. Đại tràng giãn to theo chiều ngang với đường kích > 6cm.
5.2 Thủng đại tràng
Các vết viêm loét bào mòn sâu vào niêm mạc gây ra thủng. Tình trạng này nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn tới viêm phúc mạc vô cùng nguy hiểm.
5.3 Xuất huyết ở hệ tiêu hóa
Đây là một trong các triệu chứng của bệnh nhưng tiến triển nặng. Lượng máu đỏ tươi xuất hiện nhiều trong phân. Nếu không kịp thời can thiệp người bệnh sẽ bị mất nhiều máu gây choáng, tụt huyết áp có thể dẫn tới tử vong.
5.4 Ung thư dạ dày
Tỷ lệ những người bị viêm đại tràng kéo dài 10 năm chuyển biến thành ung thư vào khoảng 10 – 15%. Đây là biến chứng vô cùng đáng sợ mà ai cũng biết khi nhắc đến tên. Người bệnh khi gặp biến chứng này khả năng điều trị thành công vô cùng thấp, tỷ lệ tử vong cao.
6. Nên làm gì để đề phòng viêm loét đại tràng
Bệnh đại tràng rất dễ mắc phải vì vậy mọi người cần có các biện pháp phòng tránh. Thực hiện phòng bệnh sớm sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
– Ăn uống theo chế độ khoa học: Bữa ăn hàng ngày cần cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu
– Hạn chế ăn đồ chua cay, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, chất kích thích
– Sắp xếp cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Tránh xa căng thẳng, lo lắng kéo dài
– Thường xuyên vận động bằng các bài tập thể dục, các môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với thể chất
– Khám bệnh định kỳ: Đây là cách bảo vệ sức khỏe của bạn nhằm giúp phát hiện các nguy cơ mắc bệnh ở giai đoạn sớm.
Bệnh viêm loét đại tràng sẽ không còn khiến bạn quá lo lắng nếu như hiểu rõ về nó. Dựa vào những kiến thức hữu ích ở trên sẽ giúp bạn trong việc phát hiện và điều trị bệnh sớm. Hơn nữa còn giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe bằng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.