Viêm ruột thừa là tình trạng cần được phát hiện sớm để điều trị ngay nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm đến sự sống. Vậy nguyên nhân từ đâu gây ra triệu chứng và phương pháp điều trị như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin chi tiết nhé.
Menu xem nhanh:
1. Viêm ruột thừa là gì ?
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa đang bị viêm, lý do bởi sự tắc nghẽn trong lòng ống ruột thừa. Từ đó dẫn đến nhiễm trùng gây ra viêm ruột thừa. Vi khuẩn lúc này phát triển nhanh chóng, làm cho ruột thừa bị viêm, sưng và chứa nhiều mủ. Lúc này nếu không được điều trị nhanh chóng, ruột thừa sẽ dễ bị vỡ.
3. Nguyên nhân khiến ruột thừa bị viêm?
Đau ruột thừa có thể do những nguyên nhân điển hình như sau gây ra:
– Nhiễm khuẩn ruột thừa
– Tắc nghẽn ruột thừa
– Phân và muối canxi đọng lại trong ruột thừa
– Tăng sản mô lympho
– Phì đại mô bạch huyết
Tất cả những yếu tố trên đây đều là những nguy cơ gây ra tình trạng ruột thừa bị viêm. Quá trình vận chuyển máu đến cơ quan sẽ ngưng lại khi triệu chứng sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn. Khi không cung cấp đủ lưu lượng máu, ruột thừa bắt đầu không hoạt động và chết. Ngoài ra, cơ quan cũng có thể bị vỡ , xuất hiện các lỗ, vết rách trên thành ruột. Điều này khiến cho phân, chất nhầy, virus, vi khuẩn… rò rỉ vào bên trọng bụng, dẫn đến các vấn đề nguy hiểm như: viêm phúc mạc, nhiễm trùng lây lan…
3. Triệu chứng viêm ruột thừa
3.1. Đau bụng thượng vị và rốn
Tình trạng đau thường bắt đầu từ vùng bụng hoặc xung quanh rốn, sau đó lan rộng xuống vùng thượng vị và phía dưới bên phải của bụng. Cơn đau thường nhẹ sau đó tăng dần trong vài giờ.
3.2. Chán ăn – Triệu chứng viêm ruột thừa
Ruột thừa bị viêm nhiễm nguyên nhân do tắc nghẽn hoặc nhiễm khuẩn. Cơ thể phản ứng bằng cách tăng sản xuất các chất gây viêm và tăng hoạt động của hệ miễn dịch. Những tác động này làm giảm sự thèm ăn và mất đi cảm giác ngon miệng.
3.3. Buồn nôn và nôn
Trong quá trình ruột thừa viêm nhiễm, cơ thể phản ứng bằng cách tạo ra chất gây viêm. Những chất này sẽ kích thích dây thần kinh trong não và gây cảm giác buồn nôn.
3.4. Sốt – Triệu chứng viêm ruột thừa
Khi ruột thừa bị viêm nhiễm, cơ thể sẽ tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Việc này khiến kích thích sự sản xuất các chất gây viêm như các tạp chất, cytokine và prostaglandin, từ đó gây ra phản ứng viêm và làm tăng nhiệt độ cơ thể.
3.5. Táo bón
Viêm ruột thừa gây ra co bóp và giảm chức năng di chuyển của ruột. Điều này dẫn đến tình trạng táo bón, gây khó khăn trong việc tiêu hóa và làm người bệnh mất cảm giác đi ngoài.
3.6. Khó xì hơi
Viêm ruột thừa cấp gây tắc nghẽn làm giảm hoặc ngăn chặn sự di chuyển của khí qua ruột. Khi bị như vậy, khí trong ruột không thể thoát ra ngoài, dẫn đến cảm giác khó xì hơi.
3.7. Tiêu chảy
Một số trường hợp viêm ruột thừa có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. Điều này xảy ra khi viêm nhiễm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, tạo ra sự thay đổi trong việc chuyển hóa chất thải. Từ đó ruột không hấp thụ đủ nước và chất dinh dưỡng, dẫn đến tiêu chảy.
4. Biến chứng viêm ruột thừa gây ra
Đau ruột thừa nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến các biến chứng như sau:
– Ruột thừa vỡ: khi đó các vi khuẩn sẽ tràn và lan ra khắp bụng dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này bắt buộc phải phẫu thuật ruột thừa và làm sạch bụng ngay lập tức
– Áp-xe trong bụng: nếu ruột thừa để lâu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, các cơ quan trong ổ bụng sẽ tạo thành ổ áp xe (ổ mủ khu trú). Khi đó sẽ áp dụng chọc dẫn lưu dưới hướng dẫn của siêu âm kết hợp điều trị kháng sinh theo phác đồ. Sau đó người bệnh sẽ được hẹn cắt ruột thừa sau 6 tháng.
4. Chẩn đoán đau ruột thừa
Khi người bệnh có triệu chứng đau ruột thừa kèm sốt, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm. Kết quả chẩn đoán sẽ cho biết tình trạng bệnh lý hiện tại.
4.1 Khám sức khỏe
Bác sĩ sẽ ấn vào vùng bụng dưới bên phải để kiểm tra mức độ sưng, đau nhức. Dựa vào tình trạng cụ thể sẽ xác định nguyên nhân ban đầu gây bệnh. Đồng thời việc này cũng sẽ loại trừ các yếu tố liên quan tới bệnh lý khác.
4.2 Xét nghiệm
– Xét nghiệm máu: giúp xác định lượng bạch cầu để bác sĩ chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm
– Xét nghiệm nước tiểu
4.3 Chẩn đoán bằng hình ảnh
– Chụp cắt lớp CT: Hình ảnh kết quả thu được cho biết ruột có đang bị giãn, hẹp hay bị viêm
– Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc cắt lớp phát xạ: Hai kỹ thuật này được dùng khi nghi ngờ có khối u hình thành trong ruột thừa
– Siêu âm: giúp bác sĩ quan sát hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể và những bộ phận cần kiểm tra.
4.4 Chẩn đoán phân biệt
Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ triệu chứng đau bụng của người bệnh là bệnh lý khác thì cần thực hiện phương pháp chẩn đoán phân biệt. Dưới đây là một số bệnh lý gây triệu chứng tương tự đau ruột thừa.
– Sỏi mật tắc nghẽn ống mật
– Viêm túi mật
– Ung thư biểu mô đại tràng
– Crohn
– U xơ tử cung
– Viêm ruột
– Viêm tụy
– Sỏi niệu quản
5. Điều trị viêm ruột thừa
Tùy theo các triệu chứng của viêm ruột thừa của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
– Điều trị bằng thuốc: Đối với nhiều trường hợp đây là cách duy nhất để chữa viêm ruột thừa.
– Dẫn lưu áp xe: Người bệnh được phẫu thuật hoặc sử dụng kim và ống thông. Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh trước và sau khi dẫn lưu áp xe.
– Phẫu thuật: Đây là phương pháp được khuyến nghị trong điều trị viêm ruột thừa hoặc khối u ở ruột. Hiện nay có hai kỹ thuật mổ phổ biến là: Mổ hở và mổ nội soi.
Tình trạng viêm ruột thừa nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu không phát hiện và can thiệp bệnh sẽ tiến triển nặng, gây nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng. Do vậy hãy cảnh giác khi thấy xuất hiện các dấu hiệu đau ruột thừa và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời.