Tìm hiểu về phương pháp tán sỏi thận bằng laser

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Tán sỏi thận bằng laser là phương pháp mới với nhiều đặc điểm ưu việt. Thủ thuật này giúp điều trị sỏi thận ít xâm lấn, mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian.

1. Tán sỏi thận bằng laser là gì?

Trước đây khi điều trị sỏi thận, bệnh nhân thường phải mổ mở gây ra nhiều đau đớn. Với phương pháp tán sỏi thận bằng laser, người bệnh sẽ không còn sợ hãi khi mổ, thời gian phục hồi nhanh và không bị sẹo to gây mất thẩm mỹ. Tên đầy đủ của phương pháp này là tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ bằng laser.

Chuyên gia sẽ dùng năng lượng laser phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ. Sau đó chúng được đưa ra khỏi cơ thể qua đường hầm được tạo qua da vào thận.

Bác sĩ sẽ dùng sức mạnh của laser để phá tan sỏi

Bác sĩ sẽ dùng sức mạnh của laser để phá tan sỏi

2. Quy trình thực hiện tán sỏi thận bằng laser

Bước 1: Bệnh nhân được gây mê hoặc gây tê tủy sống

Bước 2: Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch 1 đường ngắn khoảng 1 cm tại vùng lưng hoặc thắt lưng để tạo đường hầm vào thận. Chuyên viên sẽ đưa thiết bị nội soi qua đường hầm tìm và tán sỏi bằng năng lượng laser.

Bước 3: Các mảnh sỏi nhỏ được hút ra ngoài thông qua đường hầm. Bác sĩ đặt ống thông từ thận xuống bàng quang giúp cho việc lưu thông tốt hơn.

Sau 1 tháng bệnh nhân sẽ tái khám, chụp X – quang để đánh giá hiệu quả tán sỏi. Lúc này bác sĩ sẽ quan sát thật kỹ xem có còn sỏi sót lại hay không để rút ống thông.

Quá trình thực hiện phẫu thuật cho phép quan sát, kiểm tra toàn bộ đài thận nên hạn chế tối đa khả năng sót sỏi. Khi lựa chọn phương pháp này người bệnh cũng thấy ít ám ảnh hơn vì không gây nhiều đau đớn, chảy máu, vết sẹo cũng tương đối nhỏ, thời gian phục hồi nhanh. Chức năng của thận cũng ít bị ảnh hưởng bằng phương pháp này.

3. Tán sỏi thận bằng laser áp dụng cho đối tượng nào?

Không phải phương pháp nào cũng có thể áp dụng cho mọi bệnh nhân. Một số trường hợp được khuyến khích áp dụng và ngược lại có thể chống chỉ định

3.1. Tán sỏi thận bằng laser sẽ phù hợp trong một số trường hợp

– Sỏi thận, sỏi niệu quản có kích thước lớn hơn 20mm.

– Áp dụng cho các trường hợp không thể tán sỏi ngoài cơ thể:

Rối loạn nhịp tim, các bệnh liên quan tới tim mạch;

Trẻ em có cần nặng thấp hơn 30kg, người béo phì nặng hơn 135kg;

Người có bất thường giải phẫu: Thận móng ngựa, hẹp tắc niệu quản,…

Sỏi thận và sỏi niệu quản sát bể thận có kích thước lớn hơn 2 cm.

– Các trường hợp tán sỏi ngoài cơ thể không thành công:

Sỏi quá rắn ( Sỏi kết cấu từ Cystine, Oxalate de Calcium Monohydrate) không thể tán nhỏ;

Sỏi đã được tán nhỏ nhưng bị đọng ở đàu bể thận mà không thể tự đào thảo ra ngoài cơ thể.

– Sỏi thận kèm bệnh lý tiết niệu có thể can thiệp hiệu quả qua nội soi

3.2 Kỹ thuật tán sỏi thận qua da bằng laser chống chỉ định

– Người bị rối loạn đông máu;

– Huyết áp cao;

– Người có bất thường về mạch máu trong thận vì sẽ có nguy cơ chảy máu nhiều;

– Cân nhắc áp dụng kỹ thuật này với trường hợp đang điều trị bệnh lý tiết niệu khác hoặc trường hợp sỏi đài thận dưới có góc giữa trục đài dưới với lỗ đài thận nhỏ, bể thận hẹp.

Tán sỏi thận bằng laser áp dụng cho các viên sỏi có kích thước lớn

Tán sỏi thận bằng laser áp dụng cho các viên sỏi có kích thước lớn

4. Các ưu, nhược điểm của phương pháp tán sỏi thận bằng laser

Kỹ thuật tán sỏi thận bằng laser được đánh giá khá cao vì những hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì cũng không tránh khỏi có những điểm yếu còn tồn tại.

4.1. Ưu điểm

– Tán được tất cả các loại sỏi;

– Đản bảo không còn để sót sỏi;

– Thời gian thực hiện nhanh;

– Bệnh nhân nhanh phục hồi , thường chỉ mất 1 tới 2 ngày là có thể xuất viện;

– Ít xảy ra biến chứng, không để lại sẹo lớn.

4.2 Nhược điểm

– Không áp dụng khi bệnh nhân bị hẹp niệu đạo, rối loạn đông máu.

– Các trường hợp nhiễm trùng tiết niệu nặng, thận ứ độ 3, độ 4 cũng chống chỉ định áp dụng phương pháp này.

Tán sỏi bằng laser sẽ để lại sẹo nhỏ hơn nhiều so với phương pháp truyền thống

Tán sỏi bằng laser sẽ để lại sẹo nhỏ hơn nhiều so với phương pháp truyền thống

5. Cách chăm sóc sau khi tán sỏi thận

Mặc dù là tiểu phẫu nhưng sau khi thực hiện tán sỏi thận bằng laser, người bệnh cũng cần lưu ý tới chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi. Điều này giúp cho cơ thể nhanh phục hồi trở lại.

5.1. Thực phẩm nên ăn

Để vết thương mau lành và sỏi không tái phát, chế độ ăn uống sẽ là:

– Nên ăn các loại đồ lỏng, mềm như: Phở, cháo sau khi phẫu thuật.

– Sau vài ngày, bạn có thể bổ sung thêm: Thịt cá, rau quả, sữa để tăng cường sức khỏe.

– Bổ sung thêm canxi.

– Các loại uống và thực phẩm lợi tiểu: Rau cần, rau cảu, củ cải, nước ngô, nước đỗ đen,…

– Thức ăn dễ tiêu hóa: Rau mồng tơi, rau lang, súp lơ, đậu phụ,…

– Các loại đồ uống, thực phẩm có khả năng kháng khuẩn như: Hẹ, hành, mật ong, nghệ,… Những thực phẩm này sẽ hỗ trợ nhiều cho cơ thể tránh nhiễm khuẩn sau khi dừng uống thuốc kháng sinh.

– Bổ sung đủ nước mỗi ngày.

5.2. Các thực phẩm nên tránh

Bên cạnh các thực phẩm cần bổ sung thì một số loại thực phẩm nên kiêng hoặc hạn chế ăn.

– Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn sẵn;

– Giảm tối đa lượng muối trong bữa ăn hàng ngày;

– Tránh ăn đồ khó tiêu;

– Kiêng các đồ uống có chất kích thích: Cà phê, trà, rượu,…

– Hạn chế ăn đồ hải sản vì dễ gây kích ứng.

Nên giảm lượng muối trong thức ăn

Nên giảm lượng muối trong thức ăn

5.3. Các lưu ý sau khi tán sỏi thận bằng laser

Dù đã thực hiện tán sỏi thành công nhưng sau khi xuất viện, bệnh nhân vẫn cần chú ý tới sức khỏe. Nếu phát hiện một trong số các bất thường sau nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

– Đau quặn thận: Đau phần thắt lưng bên tán sỏi và lan xuống bẹn, cơ quan sinh dục;

– Tiểu ra máu;

– Tiểu rắt, tiêu buối sau khi rút ống thông niệu quản;

– Bị sốt cao có thể do đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn;

– Chướng bụng, đau bụng nhiều có thể là dấu hiệu thủng bàng quang hay niệu quản.

Người bệnh cũng nên hạn chế vận động mạnh trong thời gian cơ thể đang hồi phục. Một thói quen nên thực hiện khác là đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Hạn chế tối đa việc nhịn tiểu.

Nhờ có kỹ thuật tán sỏi thận bằng laser mà nhiều bệnh nhân đã không còn lo lắng khi biết mình mắc bệnh. Mong rằng trong tương lai, phương pháp này sẽ ngày càng được cải tiến và có thể sử dụng cho nhiều bệnh nhân. Mọi người cũng nên chú ý thực hiện ăn uống và chế độ sinh hoạt lành mạnh để hạn chế nguy cơ bị sỏi thận.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital