Các bệnh về mắt ở độ tuổi còn nhỏ như cận thị, viễn thị, lệch khúc xạ hay loạn thị đều được xem là tật khúc xạ mắt ở trẻ em. Trong các bệnh này, cận thị là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của trẻ, nhất là việc học tập.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu thêm về tật khúc xạ ở trẻ em
Chúng ta nhận định mắt có tật khúc xạ khi mắt không hội tụ đúng các tia sáng đi vào mắt, dẫn đến việc hình ảnh không rơi đúng vào võng mạc.

Tật khúc xạ ở trẻ em là bệnh lý về mắt ngày càng phổ biến hiện này
Theo báo cáo, càng ngày tật khúc xạ càng phát triển về cả số lượng lẫn tính nghiêm trọng của bệnh. Ước tính có 49,8% dân số toàn Thế Giới ( rơi vào hơn 4 tỷ người) sẽ mắc bệnh cận thị tính đến năm 2050 (Theo nghiên cứu chuyên sâu của Thế Giới. )
Nhưng đáng lo ngại là, dự tính có gần 1 tỷ người sẽ mất thị lực do thoái hóa bán cầu nhãn. Người bệnh có thể bị khiếm thị nếu mất thị lực do cận.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, tật khúc xạ ở trẻ em sẽ không chỉ bị ảnh hưởng thị lực mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Theo báo cáo, nhiều trẻ không tự tin trong sinh hoạt hàng ngày như đến trường hoặc chơi đùa, dẫn đến sự tư ti và mặc cảm. Bên cạnh đó mắc các tật khúc xạ sẽ làm cản trở nhiều hoạt động và sinh hoạt của bé hàng ngày
2. Một số tật khúc xạ ở trẻ em thường gặp
Có nhiều loại tật khúc xạ ở trẻ em nhưng trẻ em thường gặp 3 loại tật khúc xạ dưới đây.
2.1 Cận thị
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân cụ thể gây nên cận thị vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên những hành động dễ gây nên cận thị của trẻ như
– Chơi điện tử, sử dụng điện thoại hay xem ti vi quá lâu.
– Đọc sách hay học bài trong phòng không đủ ánh sáng, tư thế ngồi sai,..
– Chế độ dinh dưỡng không đủ vitamin thiết yếu.
– Môi trường ô nhiễm
– Yếu tố di truyền

Sử dụng thiết bị điện tử quá lâu và không đúng tư thế có thể gây cận thị ở trẻ
Cận thị sẽ gây nhiều khó khăn cho trẻ khi học bài, mắt sẽ bị mỏi, có thể dẫn đến lác mắt hoặc co quắp mi. Lâu dần hai mắt sẽ mất đi sự phối hợp. Trẻ thường phải nheo mắt để nhìn cũng ảnh hưởng nhiều đến làn da mỏng vùng mắt. Về lâu dài, cận thị có thể gây biến chứng nguy hiểm như thoái hóa võng mạc, đục dịch kính,… và có thể khiến mắt bị mù lòa.
2.2 Viễn thị
Viễn thị là bệnh ngược lại của cận thị. Nếu cận thị nhìn xa sẽ bị mờ thì viễn thị nhìn gần sẽ mờ hơn nhìn xa. Trong trường hợp bệnh nặng, người bị viễn thị sẽ nhìn mờ cả lúc nhìn xa và gần.
Khi mắt bị viễn thị, trục nhãn cầu ở mắt sẽ ngắn hơn so với mắt bình thường, võng mạc sẽ nằm trước hình ảnh của vật. Khi bị viễn thị, trẻ sẽ cảm thấy đau đầu, không thoải mái.
Có hai giai đoạn của viễn thị. Ban đầu kéo dài 1 đến 3 năm, mắt của trẻ sẽ có khả năng tự điều tiết. Nhưng sau một thời gian dài, mắt không thể điều tiết đáp ứng đủ cho độ viễn thị, lúc đó mắt có thể bị lác và nhìn mờ.
2.3 Loạn thị
3. Cách hạn chế mắc tật khúc xạ ở trẻ em
– Có giới hạn thời gian dùng ti vi, chơi điện tử cho bé. Khi chơi hoặc xem ti vi nên ngồi xa.

Hãy cho trẻ đi khám mắt định kỳ để phòng tránh các bệnh về mắt