2. Tìm hiểu về những triệu chứng của ung thư gan giai đoạn cuối phổ biến
2.1 Những dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối thường gặp
Tương tự như nhiều loại ung thư khác, ung thư gan giai đoạn cuối không có những dấu hiệu nổi bật ngay từ giai đoạn đầu, kể cả có dấu hiệu sớm nhiều người bệnh vẫn có thể nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường khác.
Xác định được các triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối giúp người bệnh liệu trình điều trị mà còn giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Những triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối bao gồm:
– Sút cân: Nếu chế độ ăn của người bệnh không đổi mà vẫn sút cân thì nên khám bệnh sớm.
– Chán ăn: Cảm giác thèm ăn giảm dần, nhiều bệnh nhân mất cảm giác và vị giác với đồ ăn.
– Buồn nôn và nôn: Nhiều bệnh nhân bị nôn khiến cơ thể mệt mỏi.
– Vàng da và vàng mắt: Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng vàng da khác nhau, tuy nhiên đa số bệnh nhân ung thư gan đều gặp phải tình trạng này.
– Cơ thể yếu ớt, sức khỏe suy giảm, mệt mỏi: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến.
– Sốt: Đây là một trong số các triệu chứng phổ biến của bệnh.
– Người bệnh bị đau, bị khó chịu ở bụng dưới và khu vực sát bả vai bên phải.
– Gan phình ra: Người bệnh sẽ có cảm nhận như có khối ở phía phải xương sườn.
– Lách to khiến người bệnh cảm giác có vật hình khối mắc kẹt trong khu vực sườn trái.
– Cơ thể bị sưng, đặc biệt là cổ trướng hay sưng vùng bụng.
2.2 Dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối có lây không?
Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh về khả năng lây lan của ung thư gan giai đoạn cuối hay ung thư. Đặc biệt với tình trạng lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường như ăn uống, tiếp xúc, quan hệ tình dục… Để hiểu rõ được ung thư lan có lây không, người bệnh cần nắm được nguyên nhân gây ung thư gan:
– Ung thư gan hình thành và phát triển từ xơ gan
– Ung thư gan bắt nguồn từ virus viêm gan B gây nên
– Ung thư gan do virus viêm gan C gây nên
– Ung thư gan do yếu tố di truyền thế hệ trước
2.3 Ung thư gan giai đoạn cuối sống được trong bao lâu?
Tiên lượng ung thư gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có: kích thước của khối u ung thư, số lượng tế bào bị tổn thương, sự lây lan đến các cơ quan, sức khỏe tổng quan của người bệnh…
Tỉ lệ sống sót sau 5 năm hay còn gọi là tỉ lệ điều trị thành công của bệnh ảnh hưởng rất lớn vào các phương pháp điều trị và phác đồ điều trị. Nếu được phát hiên bệnh ở giai đoạn sớm và được cấy ghép gan thì tỉ lệ này có thể lên tới 70%.
Những trường hợp tử vong đa số là do suy gan, chảy máu, ung thư di căn quá mức… Như vậy, khó có thể đánh giá được tiên lượng của bệnh ung thư gan giai đoạn cuối bởi chúng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thời gian này là khác nhau của mỗi bệnh nhân.
3. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối thế nào?
3.1 Ung thư gan giai đoạn cuối nên ăn gì?
Để tránh gan cản trở khẩu vị và ảnh hưởng đến sức khỏe đồng thời tăng sức đề kháng để chống lại ung thư, người bệnh nên bổ sung những nhóm thực phẩm sau:
– Protein nạc: giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể nhanh phục hồi như thịt gà, cá, trứng, đậu nành, sữa ít béo…
– Trái cây và rau củ: chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể và chống oxy hóa như bông cải, bí, khoai lang…
– Ngũ cốc nguyên hạt: cung cấp chất xơ giúp tăng cường năng lượng như bột yến mạch, bí, khoai lang…
– Gừng: nhiều bệnh nhân ung thư gan bị nôn và buồn nôn và trà gừng có thể hỗ trợ chống buồn nôn.
– Chất béo lành mạnh: giúp hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết như dầu cá, hạt, bơ…
– Nước: giúp giữ đủ nước trong quá trình điều trị.
3.2 Ung thư gan giai đoạn cuối không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên sử dụng, người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối cũng nên tránh những thực phẩm sau:
– Thực phẩm nhiều muối
– Rượu bia: bởi chúng làm tăng áp lực lên gan.
– Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như kẹo, sữa, bánh ngọt…
– Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên đi chiên lại nhiều lần, đồ ăn nhanh đã chế biến sẵn, đồ có hàm lượng chất béo quá cao…
– Hãy uống thật nhiều nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và bảo vệ sức khỏe.
Trên đây là những dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối người bệnh cần biết và những thông tin liên quan đến bệnh lý này để bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh. Khi thấy có thể chuyển biến bất thường với các dấu hiệu trên thì người bệnh hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám sớm tình trạng của mình đồng thời nghiêm túc thực hiện theo phác đồ của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.