- Bệnh xơ vữa động mạch xảy ra khi có sự xuất hiện của các mảng bám trong lòng động mạch .
Menu xem nhanh:
1. BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH LÀ GÌ?
Bệnh xơ vữa động mạch còn có nhiều tên gọi khác như xơ cứng động mạch, xơ vữa động mạch vành hay xơ vữa mạch vành. Bệnh xảy ra khi có sự xuất hiện của các mảng bám trong lòng động mạch. Mảng bám được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi và một vài thành phần khác trong máu. Dần dần qua thời gian các mảng bám phát triển làm giảm sự đàn hồi của thành mạch máu, gây hẹp lòng động mạch.
Xơ vữa động mạch là “thủ phạm” chính dẫn tới các bệnh về tim mạch như đau tim, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim….
BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Xơ vữa động mạch là một bệnh có thể gặp ở người trưởng thành nhưng tỷ lệ cao nhất vẫn là người cao tuổi. Qua nghiên cứu thấy rằng chất nội tiết tố sinh dục của phụ nữ như oestrogen cũng có tác dụng giúp hạn chế được bệnh. Vì vậy tỷ lệ bệnh này ở phụ nữ trước tuổi mãn kinh thấp hơn ở nam giới (theo tư liệu của Mỹ). Phụ nữ tuổi từ 60 tuổi trở lên bị bệnh này cũng nhiều ngang bằng với nam giới
2. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH
Khi động mạch vàng bị thu hẹp, nó sẽ không cung cấp đủ máu đến tim – đặc biệt là khi người bệnh tập luyện, lao động. Thời gian đầu, lưu lượng dòng máu giảm từ từ nên họ sẽ không cảm thấy có dấu hiệu nào nhưng theo thời gian mảng xơ vữa lớn dần lên, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Đau thắt ngực: có cảm giác trái tim bị đè nặng như có một tảng đá đang đè lên ngực. Cơn đau thắt ngực được kích hoạt khi hoạt động gắng sức như leo cầu thang, đá bóng…hoặc thay đổi cảm xúc đột ngột.
- Khó thở: tình trạng này thường tăng vào ban đêm hoặc khi người bệnh làm việc gắng sức, đôi khi khó thở còn kem theo mệt mỏi nhiều.
- Nhồi máu cơ tim: xảy ra khi động mạch đã bị tắc nghẽn hoàn toàn do mảng xơ vữa, kèm theo các dấu hiệu như: cơn đau thắt ngực kéo dài, liên tục, nôn mửa, toát mồ hôi lạnh…
- Xơ vữa động mạch có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây đe dọa tính mạng. do đó nên thăm khám ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ.
3. CHẨN ĐOÁN BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH
Qua thăm khám lâm sàng, tìm hiểu triệu chứng, tiền sử bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu: kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu và đường huyết – hai yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch vành.
- Điện tâm đồ: ghi lại tín hiệu điện để xác định bằng chứng của cơn đau tim.
- Nghiệm tim gắng sức: kiểm tra chức năng tim khi vận động.
- Siêu âm Dopler: giúp phát hiện huyết khối.
- Chụp X quang động mạch vành để xác định đoạn động mạch bị thu hẹp.
- Chụp CT hoặc cộng hưởng từ để kiểm tra hình ảnh động mạch, giúp phát hiện độ thu hẹp các động mạch lớn và canxi hóa thành động mạch.
4. BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH VÀNH
Các biến chứng có thể gặp của bệnh xơ vữa động mạch vành tim khi không theo dõi và điều trị đều nguy hiểm:
- Nhồi máu cơ tim: xảy ra khi cơ tim bị thiếu máu trầm trọng. Bệnh diễn tiến nhanh, đột ngột và để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Suy tim: khi lượng máu đến cơ tim giảm dần cùng với hậu quả sau nhồi máu cơ tim là các sẹo ở tim, vùng cơ tim khỏe mạnh phải tăng co bóp để cung cấp đủ máu cho toàn bộ cơ thể nhưng nó lại không được nuôi dưỡng đầy đủ, lâu dần sẽ giảm dần chức năng tim và dẫn tới suy tim.
- Rối loạn nhịp tim: các tế bào cơ tim bị tổn thương hoặc cung cấp thiếu máu có thể làm ảnh hưởng đến sự dẫn truyền của các tín hiệu điện trong tim, gây nhịp tim bất thường.
- Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) giúp làm chậm quá trình tiến triển của màng xơ vữa và ngăn ngừa biến chứng.
5. ĐIỀU TRỊ BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH VÀNH
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh xơ vữa mạch vành khác nhau:
- Thuốc: giúp làm chậm quá trình tiến triển của màng xơ vữa và ngăn ngừa biến chứng. Thuốc hạ cholesterol, chống huyết khối, hạ huyết áp, giảm tiêu thụ oxy của cơ tim… là những loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh xơ vữa mạch vành.
- Can thiệp: nong mạch và đặt stent giúp khơi thông dòng máu và thường được chỉ định khi xơ vữa chiếm 70% hoặc đã gây ra các biến chứng.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch: áp dụng cho những trường hợp động mạch tổn thương nhiều chỗ, điều trị can thiệp bằng nong mạch và đặt stent không có tác dụng.
6. KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH VÀNH TẠI BV THU CÚC
Tại Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh bị xơ vữa mạch vành được:
- Khám và điều trị hiệu quả xơ vữa mạch vành với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.
- Chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhờ hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại.
- Chăm sóc chu đáo.
- Đặt lịch hẹn khám nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu.
- Áp dụng thanh toán theo bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ.
- Các bác sĩ giỏi tại Bệnh viện Thu Cúc sẽ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
7. Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH
Bác Trần Đức Cống (51 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Bác mới biết bị xơ vữa động mạch gần đây thôi vì trước giờ không có dấu hiệu gì bất thường cả. Cách đây 2 tháng mới bắt đầu hơi khó thở khi tập thể dục, đi khám ở Bệnh viện Thu Cúc thì phát hiện ra bệnh. May mắn là được các bác sĩ điều trị tích cực nên đỡ hơn rất nhiều, không còn bị khó thở nữa. Hiện tại bác đang uống thuốc và duy trì chế độ ăn uống theo tư vấn của bác sĩ.”