Tìm hiểu về bệnh viêm kết giác mạc mắt

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Bệnh viêm kết giác mạc là bệnh lý nhãn khoa thường gặp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mọi người và có nguy cơ lây lan thành dịch. Bệnh có thể điều trị dứt điểm nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu điều trị chậm, sai cách. Vì vậy, chẩn đoán đúng và điều trị sớm được khuyến cáo với những người có các dấu hiệu của bệnh.

1. Viêm kết giác mạc là gì?

Viêm kết giác mạc là bệnh truyền nhiễm cấp tính, diễn ra ở vùng kết mạc và giác mạc của mắt. Kết mạc và giác mạc là màng trong suốt phủ sau mi mắt, trước lòng trắng mắt.

Bệnh viêm nhiễm ở kết giác mạc có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ đối tượng nào. Mặc dù là bệnh không quá nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm nhưng chủ quan trong việc nhận biết bệnh và điều trị sai cách có thể tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Do vậy, các bác sĩ nhãn khoa thường khuyến cáo người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm để mắt hồi phục dễ dàng và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Viêm kết mạc, giác mạc là bệnh truyền nhiễm cấp tính, diễn ra ở vùng kết mạc và giác mạc của mắt

Viêm kết mạc, giác mạc là bệnh truyền nhiễm cấp tính, diễn ra ở vùng kết mạc và giác mạc của mắt

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh kết giác mạc viêm nhiễm theo các chuyên gia nhãn khoa trong và ngoài nước là:

– Do virus: Nguyên nhân thường gặp nhất, với hơn 80% là Adenovirus gây ra. Bệnh rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc với dịch, nước mắt hoặc sử dụng chung khăn mặt, quần áo…

– Do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn thường gặp như tụ cầu, Hemophilus influenza,… Bệnh cũng có thể lây qua đường tiếp xúc tương tự như do virus gây ra.

– Do dị ứng: Dị ứng với bụi, lông động vật, nước hoa… cũng có thể khiến mọi người mắc viêm kết mạc. Bệnh thường tái phát theo mùa hoặc có sự thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu.

Các nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ dẫn tới các biểu hiện bệnh khác nhau ở từng người. Việc xác định đúng tác nhân gây bệnh sẽ góp phần rất lớn vào việc giúp các bác sĩ có thể điều trị bệnh hiệu quả nhất.

3. Triệu chứng bệnh

3.1. Viêm kết giác mạc do virus

Đối với tác nhân gây bệnh là do virus, mọi người thường gặp phải tình trạng:

– Kết mạc mắt đỏ.

– Ngứa, chảy nước mắt

– Cảm giác cộm xốn mắt.

– Phù mi

– Xuất hiện giả mạc ở mắt

– Chói mắt, giảm thị lực

– Nhẫm nhiễm giác mạc

– Ho, hắt hơi

– Sốt, viêm họng, nổi hạch…

Tình trạng này có thể xảy ra ở một bên hoặc ở cả hai bên mắt với các biểu hiện tùy thuộc vào mức độ bệnh của từng người.

Đỏ mắt, chảy nước mắt... là những biểu hiện thường thấy ở những bệnh nhân có kết mạc, giác mạc bị viêm nhiễm

Đỏ mắt, chảy nước mắt… là những biểu hiện thường thấy ở những bệnh nhân có kết mạc, giác mạc bị viêm nhiễm

3.2. Viêm nhiễm do vi khuẩn

Với tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn, người bị viêm nhiễm kết giác mạc thường gặp phải tình trạng:

– Có gỉ (ghèn) mắt

– Ngứa mắt

– Chảy nước mắt

– Kết mạc đỏ

Loét giác mạc

– Thị lực giảm

– Nhạy cảm với ánh sáng…

3.3. Viêm kết mạc do dị ứng

Đối với tác nhân là dị nguyên gây dị ứng, bệnh thường xuất hiện theo mùa hoặc khi thay đổi thời tiết, khí hậu, môi trường sống… Bệnh có thể tái phát nhiều lần trong năm và thường có các biểu hiện như:

– Chảy nước mắt

– Ngứa mắt

– Đỏ mắt

– Kèm theo các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng: hắt xì hơi, sổ mũi, ngứa mũi, đau đầu, ho…

4. Điều trị bệnh viêm kết mạc

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm ở kết giác mạc là phác đồ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

– Tác nhân virus: Bệnh có thể tự khỏi hoặc điều trị theo triệu chứng của bệnh, kết hợp chườm mát, vệ sinh mắt, nhỏ nước mắt nhân tạo…

– Tác nhân vi khuẩn: Sử dụng kháng sinh đường uống hoặc kháng sinh nhỏ mắt, kết hợp thuốc ra mắt,… tùy thuộc vào mức độ bệnh của từng người.

– Tác nhân dị nguyên: Khắc phục tình trạng dị ứng, loại bỏ tác nhân gây dị ứng và điều trị bằng thuốc, nhỏ nước mắt nhân tạo…

Điều trị viêm kết giác mạc do vi khuẩn gây ra bằng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh

Điều trị viêm kết giác mạc do vi khuẩn gây ra bằng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh

5. Nguyên tắc phòng bệnh

Để phòng ngừa mắc viêm kết mạc, mọi người cần xây dựng một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học theo các nguyên tắc sau:

– Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, quần áo,… đặc biệt là với những người đang có dấu hiệu mắc bệnh.

– Không dụi mắt hoặc rửa mắt khi chưa vệ sinh tay sạch sẽ.

– Rửa tay bằng các dung dịch sát khuẩn hằng ngày, sau khi ở ngoài về, sau khi tiếp xúc với người bệnh.

– Sử dụng kính áp tròng đúng cách và khoa học, thay kính đúng thời gian quy định và nên lựa chọn loại kính chất lượng, an toàn.

– Sử dụng kính râm, kính bảo vệ mắt khi đi đường hoặc phải làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi, hóa chất,…

– Tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin A, C, E,… để giúp đôi mắt luôn sáng khỏe.

– Khám mắt thường xuyên để chủ động phòng và điều trị các bệnh lý về mắt khi ở giai đoạn nhẹ.

Khám mắt thường xuyên để chủ động phòng và điều trị các bệnh lý về mắt khi ở giai đoạn nhẹ

Khám mắt thường xuyên để chủ động phòng và điều trị các bệnh lý về mắt khi ở giai đoạn nhẹ

Nhìn chung, bệnh viêm kết giác mạc rất phổ biến trong số các trường hợp thăm khám nhãn khoa hàng năm tại các bệnh viện hiện nay. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan với các dấu hiệu của bệnh mà cần thăm khám sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để mắt nhanh chóng hồi phục.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital