Tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống cổ

Thoái hoá cột sống cổ là bệnh lý thường gặp ở những những người làm việc phải ngồi lâu, có cường độ lao động cao và thường xuyên có nhiều tác động ở vùng đầu cổ. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh thoái hoá cột sống cổ, triệu chứng và cách phòng ngừa ra sao? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn những thông tin này.

1. Thoái hoá đốt sống cổ là gì?

Thoái hoá cột sống cổ hay còn gọi hoái hoá đốt sống cổ là tình trạng đĩa đệm cột sống bị tổn thương, viêm, khô do mất nước dẫn đến không duy trì được độ căng phồng như ban đầu. Hiện tượng này xảy ra sẽ tạo điều kiện cho các đầu xương dễ bị cọ xát với nhau, gây cảm giác đau nhức khó chịu, đặc biệt là khi người bệnh cử động cổ. Trong một số trường hợp, các khối viêm còn xuất hiện tại các dây chằng cổ làm hẹp hoặc bít tắc lỗ sống, chèn ép trực tiếp vào rễ thần kinh.

Các triệu chứng của bệnh thoái hoá đốt sống cổ thường biểu hiệu khá muộn, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ rất dễ chuyển sang mạn tính và phát triển thành nhiều biến chứng khó can thiệp xử lý.

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh xương khớp phổ biến hiện nay

Tình trạng thoái hoá có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống cổ nào, phổ biến nhất là thoái hoá ở 3 đốt sống C5, C6 và C7.

2. Có những nguyên nhân nào gây tình trạng thoái hoá đốt sống cổ?

Thoái hoá đốt sống cổ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả các nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh. Một số nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng thoái hoá đốt sống cổ đó là:

2.1 Hoạt động sai tư thế là nguyên nhân gây thoái hoá cột sống cổ

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh dễ mắc thoái hoá đốt sống cổ. Cụ thể, các tư thế sai trong quá trình sinh hoạt và lao động thường ngày rất dễ gặp ở người bệnh như: duy trì một tư thế làm việc quá lâu, ít đi lại, ít vận động. Bên cạnh đó, nhiều công việc có tính chất phải cúi hoặc thực hiện ngửa đầu quá nhiều, thường xuyên mang vác vật nặng trên đầu và vùng lưng – cổ, ngồi vặn vẹn, ngồi trước màn hình máy tính quá lâu,… cũng đều ảnh hưởng đến vùng cột sống cổ và gây ra hiện tượng thoái hóa.

2.2 Tuổi tác

Tuổi tác là nguyên nhân không thể tránh khỏi, tuy nhiên tình trạng thoái hoá xảy ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sinh hoạt và chăm sóc của mỗi người bệnh. Theo đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có độ tuổi từ 40 – 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ cao nhất.

2.3 Chế độ dinh dưỡng không khoa học, lành mạnh

Việc ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng như: canxi, sắt, kali, vitamin… trong bữa ăn hàng ngày hay thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ ngọt, đồ uống có gas cũng làm cột sống người bệnh dễ bị thiếu dưỡng chất. Khi đó, tình trạng thoái hoá xương khớp sẽ xảy ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

2.4 Di truyền

Thoái hoá đốt sống cổ là bệnh lý có thể xảy ra do di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh về xương khớp, cột sống thì nguy cơ mắc thoái hoá cột sống của các thành viên còn lại cũng sẽ cao hơn bình thường.

2.5 Đĩa đệm và cột sống thay đổi gây thoái hoá cột sống cổ

Một số tình trạng thay đổi cấu trúc đĩa đệm và cột sống người bệnh phải đối mặt như: mất nước đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, dây chằng xơ hoá, tăng sinh xương tạo thành các gai xương… đều có nguy cơ gây ra tình trạng thoái hoá đốt sống cổ.

2.6 Chấn thương

Nhiều trường hợp có tiền sử bị chấn thương tại vùng cổ hay do các nguyên nhân khác như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể dục thể thao, sinh hoạt thường ngày… có thể làm xuất hiện thoái hoá. Đặc biệt là khi các vết thương không được điều trị tận gốc.

3. Triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Thoái hoá đốt sống thường xuất hiện các triệu chứng rõ ràng khi ở giai đoạn nặng của bệnh. Lúc này, bệnh đã gây ra những tổn thương thực thể tại cột sống và có các dấu hiệu phổ biến như:

3.1 Hạn chế vận động ở vùng cổ

Người bệnh mắc thoái hoá đốt sống cổ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động ở vùng cổ như cúi, gập, xoay cổ. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy vướng víu, khó chịu và đau nhức. Một sống trường hợp cố gắng vận động cổ có thể dẫn đến tình trạng vẹo cổ tạm thời.

3.2 Đau nhức

Cảm giác đau nhức nghiêm trọng tại vùng cổ và cơ xương khớp xung quanh là triệu chứng phổ biến không thể tránh khỏi. Các cơn đau này xuất hiện ban đầu tại vị trí cột sống bị thoái hoá, sau đó lan rộng ra toàn bộ vùng vai gáy, sau tai… ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế hoạt động của đầu – cổ. Nhiều trường hợp, cơn đau còn lan rộng lên vùng đầu tạo ra cảm giác đau nhức vùng thuỳ chẩm, trán và đau lan rộng xuống cả hai bả vai, cánh tay rất khó chịu.

Bệnh thoái hóa cột sống cổ gây đau nhức vùng cổ

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau nhức và hạn chế cử động vùng cổ.

3.3 Mất cảm giác chi trên

Thoái hoá đốt sống cổ làm ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh vận động ở tay, nguyên nhân là do sự chèn ép vào cột sống và lớp sụn khớp thoái hoá. Điều này khiến hạn chế khả năng vận động ở tay, không thể cảm nhận được nóng lạnh hay thậm chí là gây yếu, liệu nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

3.4 Cứng cổ

Người bệnh có thể gặp tình trạng cứng cổ vào buổi sáng sớm, đặc biệt là khi vừa ngủ dậy. Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn bị đau nhức, ê ẩm vùng gáy, sau đầu và cả mảng đầu bên phải. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các động tác quay đầu sang hai bên, nếu muốn xoay phải xoay cả thân người.

3.4 Dấu hiệu Lhermitte

Khi bị thoái hoá đốt sống cổ nặng, bệnh nhân có thể đối mặt phải chứng thoái hoá đa xơ cứng rất nguy hiểm. Người bệnh sẽ có cảm giác luồng điện chạy dọc từ cổ xuống cột sống, sau đó lan xuống tay, chân và các ngón tay, ngón chân. Dấu hiệu này rõ ràng nhất khi người bệnh cúi cổ về phía trước.

4. Cách phòng ngừa và cải thiện thoái hoá đốt sống cổ

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng thoái hoá đốt sống cổ, người bệnh nên thực hiện các nguyên tắc sau:

– Sau khi làm việc trong thời gian dài, nên dành thời gian xoa bóp và chăm sóc vùng vai gáy cổ. Người bệnh cũng nên chú ý phân bổ thời gian làm việc hợp lý, nghỉ ngơi để giảm căng thẳng cho vùng cột sống cổ.

– Đối với những người làm việc văn phòng, không nên ngồi máy tính quá lâu và nên đứng lên đi lại, vươn vai giúp thư giãn gân cốt.

– Điều chỉnh các trang thiết bị tại nơi làm việc phù hợp và cân đối. Quá trình làm việc cũng nên chú ý đặt màn hình đúng khoảng cách, tránh để màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.

– Thường xuyên tập thể dục, vận động xương khớp bằng các bài tập nhẹ nhàng hay yoga điều trị thoái hoá đốt sống cổ.

– Bổ sung dinh dưỡng với các loại thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, ốc; các loại rau, hoa quả chứa nhiều dưỡng chất. Đặc biệt nên đưa các loại vitamin nhóm B vào bữa ăn hàng ngày để giúp xương chắc khỏe, phòng tránh thoái hoá đốt sống cổ.

Thoái hóa cột sống cổ và cách làm giảm triệu chứng

Người bệnh được bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp tư vấn và hướng dẫn một số cách phòng ngừa bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Thoái hoá đốt sống cổ là bệnh lý gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ các phương pháp phòng ngừa và thực hiện thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu ban đầu của thoái hoá đốt sống cổ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital