Menu xem nhanh:
Bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa dẫn tới đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Bệnh có thể xảy ra ngay tại đường tiêu hóa nhưng cũng có thể xảy ra ngoài đường tiêu hóa.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi với các biểu hiện bệnh khác nhau. Rối loạn tiêu hóa không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt.
Phân loại rối loạn tiêu hóa
- Rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý
Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, do không tuân thủ đúng theo đơn thuốc chỉ định của bác sĩ, dùng không đúng liều lượng…
Biểu hiện cụ thể: đại tiện thấy phân lúc lỏng, lúc đặc, lúc nhão, có mùi tanh, hôi, thay đổi cả về số lượng lẫn mùi, màu sắc. Đôi khi xuất hiện những cơn đau bụng không thường xuyên.
Rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý cũng thường gặp ở phụ nữ mang thai với biểu hiện nôn, buồn nôn, không muốn ăn, khó tiêu…
- Rối loạn tiêu hóa bệnh lý
Nguyên nhân là do các bệnh lý khác nhau tiềm ẩn trong cơ thể như hội chứng dạ dày, tá tràng với biểu hiện đau bụng, chướng bụng, buồn nôn…
Viêm đại tràng mạn tính
Viêm ruột thừa cấp tính: đau bụng âm ỉ hoặc đau theo từng cơn, hay gặp là đau ở vùng hố chậu kèm theo buồn nôn hoặc nôn…
Bệnh sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang): biểu hiện đau bụng âm ỉ hoặc quằn quại, đau xuyên ra sau lưng, hơi trướng bụng, buồn nôn…
Viêm ruột cấp tính: biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn, đi lỏng nhiều lần…
Chẩn đoán rối loạn tiêu hóa
Vì rối loạn tiêu hóa có thể do bệnh lý nên người bệnh cần đi khám và làm các xét nghiệm cụ thể. Tùy vào độ tuổi và triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác nhau. Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện chuyên môn để được thăm khám, tư vấn điều trị phù hợp.
Điều trị rối loạn tiêu hóa như thế nào?
Rối loạn tiêu hóa là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, do đó cần tìm ra căn nguyên gây bệnh để có cách xử trí đúng.
Trường hợp rối loạn tiêu hóa không phải do bệnh lý cần chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Không dùng quá nhiều các thực phẩm dễ gây khó tiêu, đầy bụng như hành tây, cần tây, thực phẩm béo…Nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và vận động thể dục thể thao đều đặn.
Trường hợp bị rối loạn tiêu hóa kéo dài kèm theo đau bụng cần đi khám để điều trị theo phác đồ cụ thể của bác sĩ.
Bệnh viện Thu Cúc có chẩn đoán, điều trị chứng rối loạn tiêu hóa không?
Bệnh viện Thu Cúc có chuyên khoa Tiêu hóa giúp khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh như rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày, đường ruột…
Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa thế nào?
Để phòng tránh rối loạn tiêu hóa cần:
– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu lựa chọn thực phẩm tới chế biến.
– Ăn chín uống sôi, tránh ăn những thức ăn ngoài vỉa hè, đường phố, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn…
– Thức ăn phải phù hợp với độ tuổi.
– Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi ngon để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
– Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn.
– Áp dụng lối sống, sinh hoạt khoa học, thể dục thể thao hàng ngày, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý tránh căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe…
Để tìm hiểu thêm về bệnh rối loạn tiêu hóa, mời độc giả liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 để được hỗ trợ thêm.