Nhổ răng khôn hàm dưới bao nhiêu tiền chắc chắn là mối quan tâm của rất nhiều người khi đang muốn làm dịch vụ này. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề chi phí dịch vụ nhổ răng đặc biệt này cùng bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Răng khôn và những trường hợp chỉ định bắt buộc nhổ
1.1. Vấn đề răng khôn
Răng khôn là mối lo lắng của rất nhiều người. Những người từng trải qua cảm giác đau vì mọc răng khôn rồi mới biết, răng khôn mọc lệch là nỗi ám ảnh cả đời không thể quên. Sốt liên miên, đau răng mất ăn mất ngủ, đói cũng không thể ăn, sưng lợi, sưng má, sưng cả mặt, rồi đến khi uống kháng sinh, kháng viêm cũng vô cùng mệt mỏi,… Những nỗi khổ ấy lại không chỉ một hay hai ngày, mà có khi kéo dài đến cả tuần, hoặc hơn thế nữa. Chắc chắn, không ai muốn phải nếm trải những cảm giác của việc răng khôn mọc lệch.
Bên cạnh đó, răng khôn không mọc lệch cũng rất đáng lo. Thời gian mọc kéo dài nhiều năm, mỗi lần răng mọc là một lần lợi bị xé tổn thương viêm nhiễm, răng “nửa úp nửa mở” không chịu trồi lên trong một lần cũng khiến cảm giác khó chịu cùng việc lợi bị bóc tách khiến thức ăn rất dễ chui vào vị trí này, để lâu gây các vấn đề răng miệng, làm viêm chân răng, sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng, u nang chân răng,… Thêm nữa, răng khôn mọc khi hệ thống răng đã ổn định, vô hình trung “tranh giành” vị trí trên hàm với các răng khác, làm hệ thống răng xô lệch, không chỉ gây đau mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Răng khôn không có chức năng quan trọng nào trong việc nhai cắn thức ăn, lại chẳng có tác dụng gì với tính thẩm mỹ, ngoài nguy cơ khiến răng khác xô lệch và khuôn miệng xấu hơn. Thế nên, nói răng khôn là một chiếc răng không cần thiết cũng không hề sai.
1.2. Những trường hợp răng khôn được bác sĩ chỉ định nhổ
Nhổ răng khôn là quá trình tách răng khôn khỏi nướu lợi và hàm răng, làm đứt dây chằng nha chu an toàn lấy toàn bộ chân răng khôn ra ngoài. Đây cũng là một tiểu phẫu rất phổ biến trong nha khoa. Có rất nhiều trường hợp răng khôn được bác sĩ chỉ định nhổ:
– Răng khôn gây các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, u nang chân răng,…
– Răng khôn mọc lệch
– Răng khôn mọc ngầm ảnh hưởng đến răng khác
– Răng khôn mọc thẳng nhưng làm đau, xô đẩy các răng khác.
– Răng khôn mọc nhưng vị trí hàm đối diện không có răng đối xứng.
– Răng khôn sâu chân, gãy chân/thân răng lung lay do tai nạn,…
– Niềng răng, chỉnh nha
Với chỉ định nhổ răng, bác sĩ sẽ có chỉ định để bệnh nhân chuẩn bị phù hợp cho ca phẫu thuật nhổ răng.
1.3. Các trường hợp cần hoãn chỉ định nhổ răng
Một số trường hợp bệnh nhân muốn nhổ răng khôn nhưng không đáp ứng điều kiện, bác sĩ sẽ hoãn việc phẫu thuật nhổ răng. Một số trường hợp sẽ chống chỉ định việc nhổ răng do vấn đề sức khỏe của bệnh nhân. Thông thường, những trường hợp dưới đây sẽ cần xem xét chống chỉ định nhổ răng khôn tạm thời hoặc vĩnh viễn:
– Hoãn chỉ định:
+ Bệnh nhân stress, động kinh, tâm thần đang điều trị bằng thuốc an thần.
+ Phụ nữ đang mang thai.
+ Phụ nữ muốn nhổ răng khôn nhưng đang trong thời kỳ kinh nguyệt
+ Người đang trong đợt bệnh cấp tính: viêm lợi, viêm khớp răng, viêm miệng,…
– Chống chỉ định:
+ Bệnh nhân ung thư bạch cầu.
+ Người đã điều trị tia X với vùng hàm mặt.
2. Nhổ răng khôn hàm dưới thì chi phí mất bao nhiêu tiền?
Chi phí nhổ răng khôn hàm dưới nói riêng cũng như việc nhổ răng nói chung hiện nay chi phí có biên độ dao động rất lớn, bởi điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
– Chi phí chụp chiếu răng, khám sức khỏe, xét nghiệm máu,…
– Tình trạng răng khôn đang như thế nào: mọc thẳng hay mọc lệch, mọc lệch bao nhiêu độ, răng đã nhú khỏi lợi hay đang mọc ngầm,…
– Phương pháp được sử dụng nhổ răng: phương pháp nhổ răng truyền thống, tỉnh an toàn, bằng điện, hay bằng sóng siêu âm,…
– Các điều trị đi kèm dựa vào tình trạng của bệnh nhân.
Chi phí nhổ răng khôn hàm dưới dựa vào những yếu tố trên sẽ không cố định. Thông thường, mức chi phí này sẽ giao động trong khoảng từ 1 triệu đồng đến 6 triệu đồng. Bệnh nhân nên chú ý với những quảng cáo nhổ răng 500.000 đồng hay các mức giá thấp hơn nào đó, bởi rất có thể đây là mức giá nhổ răng không phải răng khôn, hoặc tình trạng răng khôn dễ nhổ, hoặc chưa bao gồm các chi phí khám hoặc chi phí điều trị khác. Cũng cần chú ý đến chất lượng cơ sở thăm khám để được nhổ răng khôn cũng như an tâm điều trị các vấn đề răng miệng.
3. Những lưu ý bệnh nhân cần nhớ trước và sau khi nhổ răng
3.1. Trước khi nhổ răng khôn
Trước khi nhổ răng, bệnh nhân cần đảm bảo vấn đề sức khỏe. Nên ngủ đủ giấc, để tinh thần thoải mái và có chế độ dinh dưỡng khoa học trước phẫu thuật. Bệnh nhân cần đảm bảo không dùng các thuốc an thần trong thời gian này bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng vấn đề điều trị Bên cạnh đó, những vấn đề về tâm lý có thể gây khó khăn cho việc tiểu phẫu. Đồng thời, thời gian bình phục của bệnh nhân cũng có thể lâu hơn.
Trước nhổ răng, việc người bệnh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… cũng không tốt cho việc lành vết thương sau mổ. Vấn đề này cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng ổ răng cũng như sự phục hồi của các dây thần kinh.
3.2. Sau khi nhổ răng
Sau nhổ răng, bệnh nhân cần cầm máu ít nhất 30 phút và chỉ ra về khi có sự kiểm tra lại của nha sĩ. Với việc phẫu thuật thông thường và sức đề kháng bình thường, bệnh nhân cần khoảng 2 đến 4 ngày để phục hồi hoàn toàn sau nhổ răng khôn. Trong khoảng thời gian này, những tình trạng như sưng lợi, sốt có thể xảy ra. Bác sĩ sẽ dự phòng và kê thuốc chống viêm, giảm sưng phù hợp cho bệnh nhân, dặn dò chế độ ăn uống với những đồ mềm, dễ nuốt, khoa học, tăng đề kháng. Bên cạnh đó là chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách, không súc miệng nước muối hay các nước sát khuẩn trong ngày đầu tiên, chải răng nhẹ nhàng, phù hợp,…
Với việc đảm bảo những vấn đề tiền – hậu phẫu, chi phí cho việc nhổ răng của bệnh nhân sẽ tiết kiệm hơn. Bên cạnh đó, vấn đề nhổ răng khôn hàm dưới bao nhiêu tiền sẽ dựa vào chính quyết định của bệnh nhân, tình trạng thực tế của răng cũng như phương pháp lựa chọn nhổ răng. Chính vì thế, hãy đến các cơ sở răng hàm mặt uy tín để thăm khám và được tư vấn phù hợp, lại an tâm chi phí nhờ chế độ bảo hiểm y tế hiện nay.