Tiên lượng của bệnh nhân giãn phế quản và cách điều trị

Bệnh giãn phế quản là bệnh hô hấp mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng giãn nở đường dẫn khí ở phế quản. Bệnh có thể dẫn tới nhiều triệu chứng nghiêm trọng nguy hiểm tới tính mạng. Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và không thể chữa khỏi nên nhiều người thắc mắc tiên lượng của bệnh nhân giãn phế quản là bao lâu và cách điều trị bệnh thế nào? Cùng chúng tôi tham khảo các thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây. 

1. Bệnh giãn phế quản là căn bệnh như thế nào?

Để hiểu tổng quát về bệnh giãn phế quản, cần nắm được về tính chất của căn bệnh này. Gi ãn phế quản hay chính là tình trạng đường ống dẫn khí trong phổi bị viêm và để lại sẹo khiến cho phế quản bị giãn và dày bên trọng bề mặt phế quản.

Điều này khiến cho thành phế quản bị cứng và không đẩy được đờm ra khỏi phổi dẫn tới lông mao ở mặt trong của phế quản bị phá hủy khiến chất nhầy dư thừa làm phổi bị nhiễm trùng.

Tiên lượng của bệnh nhân giãn phế quản

Bệnh giãn phế quản khiến cho thành phế quản bị cứng và không đẩy được đờm ra khỏi phổi dẫn tới lông mao ở mặt trong của phế quản bị phá hủy

2. Tiên lượng của bệnh nhân giãn phế quản là bao lâu?

2.1 Tiên lượng của bệnh nhân giãn phế quản là bao lâu?

Giãn phế quản là bệnh hô hấp phổ biến ở những người trên 75 tuổi, tuy nhiên bệnh vẫn có thể gặp phải ở người trẻ tuổi. Bệnh nhân giãn phế quản sống bao lâu sẽ tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quan, mức độ nghiêm trọng của các đợt cấp và khả năng đáp ứng việc điều trị.

Đa số bệnh nhân được chẩn đoán giãn phế quản đều sống với tuổi thọ bình thường nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Một số bệnh nhân giãn phế quản có thể có triệu chứng khi còn nhỏ và sống với triệu chứng bệnh nhiều năm liền.

2.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng sống của bệnh nhân giãn phế quản

Tình trạng xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng

Người bệnh giãn phế quản có thể gặp phải những triệu chứng nguy hiểm như sau:

– Ho dai dẳng có đờm

– Ho ra máu hoặc đau tức ngực, khó thở

– Thở khò khè hoặc khó thở, kèm theo tiếng như gió rít

– Người bệnh bị hụt hơi hoặc sút cân

– Móng tay tím tái hoặc ngón tay dùi trống.

Người bệnh giãn phế quản có thể sống bao lâu sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và những dấu hiệu có thể khác nhau đối với từng bệnh nhân. Một số bệnh nhân có tình trạng nhẹ nhưng cũng có một số xuất hiện nhiều triệu chứng thường xuyên, thậm chí là hàng ngày.

Nếu biểu hiện càng thường xuyên và nghiêm trọng thì càng chứng tỏ tình trạng bệnh nặng và tiên lượng sống thấp, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể ngưng hoạt động bình thường hoặc khiến người bệnh tử vong.

Tiên lượng của bệnh nhân giãn phế quản và biểu hiện bệnh

Nếu những biểu hiện giãn phế quản liên tục và nghiêm trọng thì tiên lượng bệnh sẽ thấp hơn

Tần suất và mức độ của các đợt viêm phế quản

Khi mắc bệnh giãn phế quản có thể dẫn tới viêm phổi nhiều lần và sau mỗi đợt bệnh có thể khiến tổn thương lớn hơn. Những đợt nhiễm trùng phổi có thể có biểu hiện: mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, khó thở, đau ngực, sút cân, ho có đờm với màu xanh lá hoặc màu vàng, chán ăn…

Bệnh nhân viêm phế quản có tình trạng viêm phổi có thể có tiên lượng xấu hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.

Những yếu tố khác

– Tình trạng sức khỏe, tuổi tác: Bệnh nhân càng lớn tuổi và sức khỏe nền kém thì càng có nguy cơ tử vong cao

– Hút nhiều thuốc lá: hệ hô hấp kém, phổi tổn thương

– Có nhiều bệnh đi kèm: Giãn phế quản kèm bệnh hen suyễn, COPD, lao phổi… có thể khiến bệnh giãn phế quản nặng hơn. Hoặc tình trạng đái tháo đường, gan mật, thiếu máu… cũng tác động rất lớn đến tiên lượng bệnh.

Khó có thể đánh giá chính xác tiên lượng của bệnh giãn phế quản, tuy nhiên người bệnh có thể yên tâm nếu điều trị tốt và tuân thủ điều trị sớm để cải thiện tuổi thọ.

3. Cách kéo dài tuổi thọ cho người bệnh giãn phế quản

3.1 Kéo dài tuổi thọ bằng cách tiếp nhận điều trị tích cực

Tổn thương ở phổi có thể liên quan tới bệnh giãn phế quản vĩnh viễn và khó có thể chữa khỏi nhưng bệnh nhân sẽ có tiên lượng phụ thuộc vào phác đồ điều trị. Những phương pháp chữa bệnh có thể làm giảm triệu chứng và ngăn những đợt bệnh cấp tính nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ của bệnh nhân.

Phương pháp điều trị có thể bao gồm: kháng sinh, thuốc long đờm, trị họ, thuốc loại bỏ chất nhầy trong phổi kết hợp với vật lý trị liệu để đẩy đờm ra ngoài.

Bệnh nhân ở giai đoạn khác nhau sẽ có những thay đổi trong điều trị khác nhau và số ít trường hợp gặp phải biến chứng vỡ mạch cần phẫu thuật.

Do đó, người bệnh cần thăm khám đúng lịch hoặc có triệu chứng cần khám ngay để được điều chỉnh phác đồ phù hợp nhất.

Tiên lượng của bệnh nhân giãn phế quản khả quan nếu được điều trị sớm

Người bệnh giãn phế quản cần thăm khám định kỳ theo chỉ định để bác sĩ theo dõi sức khỏe

3.2 Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới tuổi thọ của người bệnh cần lưu ý

Bên cạnh đó, bệnh nhân giãn phế quản sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào việc điều trị của người bệnh và để có thể sống nhiều năm hơn, người bệnh cần lưu ý:

– Bỏ thuốc lá ngay từ sớm, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và môi trường khói bụi, độc hại

– Tiêm vắc xin phòng cúm và viêm phế cầu hàng năm

– Ăn uống với chế độ khoa học, bổ sung nhiều rau củ và trái cây, hạn chế đồ chiên xào dầu mỡ

– Uống nhiều nước và giữ ấm cho cơ thể trong mùa lạnh

– Tập thể dục điều độ và tái khám đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ và luôn đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.

Hy vọng những thông tin trong bài viết dưới đây có thể giải đáp những thắc mắc của nhiều người bệnh về tiên lượng của bệnh nhân giãn phế quản. Có thể thấy rằng tiên lượng của bệnh tương đối tốt và càng được chữa trị sớm càng có thể ngăn chặn những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đồng thời, khi thấy những biểu hiện hô hấp nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe và kéo dài không rõ nguyên nhân, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám ngay để biết nguyên nhân và hướng điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital