Tiêm phòng ung thư cổ tử cung từ mấy tuổi và hướng dẫn chi tiết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Việc tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe phụ nữ. Vắc xin này được khuyến nghị nên tiêm càng sớm càng tốt để có hiệu quả phòng ngừa tốt nhất. Vì thế tiêm phòng ung thư cổ tử cung từ mấy tuổi là điều nhiều phụ huynh quan tâm. Hãy cùng khám phá thông tin quan trọng về vắc xin và độ tuổi thích hợp trong bài viết này nhé.

1. Tại sao tiêm phòng ung thư cổ tử cung quan trọng?

Virus HPV – Human Papillomavirus thường lây truyền qua đường tình dục, và nó phổ biến ở cả nam và nữ. Virus HPV là một loại virus có nhiều chủng và có thể gây ra nhiều bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục như mụn cóc, sùi mào gà, và có thể gây ra một số loại ung thư như là ung thư cổ tử cung, âm đạo,…

Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung hay vắc xin HPV là một loại vắc xin được phát triển để bảo vệ con người khỏi nhiễm virus HPV

Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung hay vắc xin HPV là một loại vắc xin được phát triển để bảo vệ con người khỏi nhiễm virus HPV

Tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung hay vắc xin HPV giúp phụ nữ chống lại các dòng HPV, giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan HPV và giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm liên quan đến ung thư từ HPV.

Bên cạnh đó tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung không chỉ bảo vệ người được tiêm, mà còn giúp ngăn lây truyền virus HPV cho người khác. Ngoài ra vắc xin có thể được tiêm cho cả nam và nữ, giúp ngăn ngừa lây truyền virus HPV và bệnh liên quan đến nó.

2. Trẻ em từ mấy tuổi tiêm được vắc xin HPV?

Bé gái dù chưa quan hệ tình dục nhưng khả năng nhiễm HPV không phải là không có. Tiêm phòng ung thư cổ tử cung cho bé gái ngay khi đủ tuổi là cực kỳ quan trọng vì nó giúp bé sớm có kháng thể để ngăn chặn ung thư cổ tử cung do nhiễm virus HPV và loạt bệnh ung thư nguy hiểm.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung từ mấy tuổi thì được là câu hỏi nhiều người quan tâm

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung từ mấy tuổi thì được là câu hỏi nhiều người quan tâm

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung cho bé gái càng sớm càng tốt, cụ thể là ngay từ sinh nhật 9 tuổi trở lên bé đã có thể tiêm vắc xin để tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể.

Hiện nay, trên thị trường có sẵn hai loại vắc xin phòng HPV mà bố mẹ có thể lựa chọn để bảo vệ sức khỏe của con cái. Đó là vắc xin Gardasil và Gardasil 9, mỗi loại với đặc điểm và phạm vi sử dụng riêng:

Gardasil:

– Đối tượng: Trẻ em và phụ nữ từ 9 tuổi đến 26 tuổi.

– Phòng bệnh: Vắc xin Gardasil hiệu quả trong việc phòng ngừa 4 chủng virus HPV gây bệnh, bao gồm HPV 6, HPV 11, HPV 16 và HPV 18. Nó giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, các tổn thương tiền ung thư, loạn sản, mụn cóc sinh dục và các bệnh lý liên quan đến nhiễm virus HPV.

– Phác đồ tiêm: Lịch tiêm bao gồm 3 liều tiêm trong vòng 6 tháng. Mũi 1 tiêm đầu tiên trong độ tuổi phù hợp. Mũi 2 được tiêm ít nhất sau 2 tháng kể từ mũi 1. Mũi 3 tiêm ít nhất sau 4 tháng kể từ mũi 2.

Gardasil 9:

– Đối tượng tiêm: Gardasil 9 áp dụng cho cả trẻ em trai, trẻ em gái, phụ nữ và nam giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi.

– Phòng bệnh: Đây là vắc xin thế hệ mới với khả năng bảo vệ cơ thể khỏi 9 chủng virus HPV, bao gồm 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Vắc xin này ngăn ngừa một loạt các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn, ung thư hậu họng, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư, loạn sản, và các bệnh lý gây ra do virus HPV, với hiệu quả lên đến trên 94%. Đây là một lựa chọn tốt cho việc bảo vệ sức khỏe của con cái của bạn.

– Phác đồ tiêm: Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tiêm phác đồ 2 mũi, với mũi hai cách mũi một từ 6-12 tháng, hoặc phác đồ 3 mũi theo lịch 0-2-6 tháng kể từ mũi đầu tiên. Người từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi tiêm phác đồ 3 mũi 0-2-6 tháng (sau mũi 1).

3. Hướng dẫn về tiêm phòng HPV

3.1. Trước khi tiêm phòng

– Không cần xét nghiệm:

Trước khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung, không cần thiết phải xét nghiệm virus HPV. Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung có hiệu quả tối đa với những người chưa từng nhiễm HPV và chưa có quan hệ tình dục. Tuy nhiên, vắc xin vẫn có tác dụng với những người đã từng có quan hệ tình dục và có tiền sử nhiễm HPV. Nguyên nhân là virus HPV có nhiều chủng loại khác nhau và có khả năng tái nhiễm sau khi đã từng nhiễm. Chế độ miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để ngăn chặn sự tái nhiễm này, nhưng vắc xin có khả năng bảo vệ trước những chủng HPV còn lại.

– Đối tượng tiêm chủng:

Nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 tuổi, không mang thai, không có tiền sử dị ứng với thành phần của vắc xin, và không mắc bệnh cấp tính có thể tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung.

– Lựa chọn loại vắc xin:

Trước khi tiêm vắc xin, bạn cần biết về các loại vắc xin phòng HPV để có lựa chọn phù hợp. Hiện tại, có 2 loại vắc xin phòng HPV phổ biến trên thị trường Việt Nam là Gardasil (Mỹ) và Gardasil 9 (Mỹ).

3.2. Khi đi tiêm phòng

Khi bạn đi tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung, có một số điều quan trọng bạn nên lưu ý:

– Lựa chọn một có sở tiêm chủng uy tín, nơi bạn có thể tin tưởng vào đội ngũ bác sĩ, chất lượng vắc xin, chất lượng phục vụ để đảm bảo được tiêm chủng an toàn.

Lựa chọn một có sở tiêm chủng uy tín để tiêm HPV

Lựa chọn một có sở tiêm chủng uy tín để tiêm HPV

– Trong ngày tiêm, hãy mặc quần áo thoải mái để dễ dàng tiêm chủng.

– Hãy thảo luận với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn khi khám sàng lọc. Nếu bạn đang mắc bất kỳ vấn đề sức khỏe cấp tính nào hoặc có tiền sử dị ứng với thành phần nào của vắc xin, hãy thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét xem liệu tiêm vắc xin HPV là an toàn cho bạn hay không và đưa ra chỉ định.

– Sau khi tiêm, hãy nghỉ ngơi tại nơi tiêm phòng trong khoảng thời gian đề xuất (thường là 30 phút). Điều này giúp đảm bảo nếu bạn gặp các phản ứng dị ứng hay vấn đề nghiêm trọng có thể được xử trí ngay lập tức

– Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc lo ngại cụ thể nào về vắc xin HPV hoặc tiêm chủng, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được giải đáp chính xác nhất.

3.3 Sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung, bạn cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình tiêm:

– Vết tiêm thường sẽ bị sưng và đỏ sau khi tiêm, và nó có thể duy trì một thời gian. Cảm giác nóng hoặc đau tại vị trí tiêm có thể xảy ra, nhất là khi bạn cử động mạnh. Những điều này là bình thường và thường sẽ tự giảm đi sau một thời gian. Tuyệt đối không bôi/đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm để tránh nhiễm trùng vết tiêm.

– Nếu bị sốt, hãy mặc quần áo thoáng mát và thấm hút được mồ hôi, có thể chườm ấm để giảm nhiệt. Nếu không thuyên giảm, bạn có thể sử dụng hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu sốt cao và kéo dài bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và hỗ trợ trực tiếp.

– Nhớ thông báo cho bác sĩ về bất kỳ triệu chứng không bình thường hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng nào sau tiêm để được giúp đỡ kịp thời.

– Hãy ghi nhớ lịch tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch.

Để được tư vấn chi tiết giải đáp câu hỏi tiêm phòng ung thư cổ tử cung từ mấy tuổi, những lưu ý quan trọng khi tiêm phòng và đăng ký tiêm chủng an toàn cho trẻ. Bố mẹ có thể liên hệ với TCI để được hỗ trợ nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital