Theo những lời truyền miệng từ cuộc sống hoặc chia sẻ trên mạng, có nhiều cách làm tiêu xương cá. Với những cách này, người bị hóc xương có thể tự điều trị tại chỗ thuận tiện. Vậy đó là những cách nào và hiệu quả tiêu xương cá ra sao? Hãy cùng tìm hiểu để có cho mình cách xử trí nhanh khi gặp tình huống hóc dị vật/xương.
Menu xem nhanh:
1. Một số “lời đồn” về cách làm tiêu xương cá mắc hóc
– Uống dầu oliu: Theo chia sẻ của một số nguồn, việc uống 1 muỗng dầu oliu có thể làm xương và niêm mạc họng trơn hơn, từ đó dễ thoát khỏi cổ họng hơn.
– Vỏ cam: Nhiều người tin rằng, nếu ngậm vỏ cam trong 5 phút thì xương có thể mềm ra và được nuốt xuống nhẹ nhàng.
– Ăn cơm nóng hay chuối: Ăn miếng lớn chuối, cơm hay khoai để chữa hóc là điều nhiều người tin là có tác dụng. Vì những thứ này dẻo và khi nuốt sẽ kéo xương cá xuống.
– Ngậm dấm táo: Pha loãng dấm táo và ngậm 1 lúc để xương cá dễ dàng bị nuốt – Đó là điều mọi người suy luận từ suy nghĩ rằng: axit trong dấm táo sẽ làm mềm xương.
– Uống nước có ga: Nhiều thông tin cho rằng, đồ uống có ga giúp giải phóng khí và phân hủy xương, làm xương dễ bị tiêu.
– Nhét tỏi vào mũi: Cách này được khuyên thực hiện như sau: nhét tỏi vào cánh mũi, sau đó, bịt một cánh mũi còn lại và chờ đến khi buồn nôn và nôn. Xương cá sẽ bị nôn ra như thế.
– Uống nước quả trám: Nhiều lời khuyên cho hay, khi bị hóc xương cá, nếu nhà có quả trám, hãy lấy phần thịt của của trái cây này đem giã ra và chắt lấy nước uống.
…
Bên cạnh, có khá nhiều cách tương tự được truyền tai thành mẹo để chữa hóc xương cá cho người bệnh.
2. Làm tiêu xương cá theo cách truyền miêng có hiệu quả?
Trước tiên, cần xác định rằng, những điều trên là mẹo và không được áp dụng tại các cơ sở y tế. Đây là những chia sẻ theo suy luận riêng, hoặc việc từng làm và hết hóc xương cá chứ không dựa trên các cơ sở hay giải thích khoa học nào cả.
Thực tế, để thử xác định tính hiệu quả của những phương pháp này rất đơn giản. Những cách như uống hoặc ngậm các loại nước nào đó nhằm làm xương cá mềm ra, bạn có thể dùng ngay nước đó và ngâm thử xương cá. Thông thường, sự phân hủy của xương cá cần thời gian khá tương đối. Những loại nước này có thể phần nào đẩy nhanh sự phân hủy đó, nhưng không phải là có thể giúp xương cá mềm luôn trong một vài phút như lời đồn. Chính vì thế, những cách này thường không hiệu quả.
Bên cạnh đó, những cách như cố nuốt bằng cách ăn được cảnh báo là có thể khiến người bệnh bị nghẹn. Thêm nữa, điều này sẽ khiến nguy cơ xương cá bị đẩy vào sâu cũng như nguy cơ khiến hầu họng bị tổn thương, nhiễm trùng nặng hơn, đồng thời, việc gắp xương cá sau này cũng khó khăn hơn.
Ngoài ra, nhét tỏi vào mũi có thể khiến mũi kích ứng, tổn thương. Bên cạnh đó, nhiều người nhét tỏi vào mũi xong không lấy ra được, lại mắc thêm vấn đề dị vật trong mũi, khiến bản thân càng đối mặt với nhiều nguy cơ hơn.
Chính bởi những định kiến sai này mà việc chữa hóc xương cá hiện nay gặp nhiều vấn đề phức tạp hơn, nhất là trong việc xử lý hậu quả.
3. Chữa hóc xương cá cho bệnh nhân đúng cách
3.1. Gắp xương cá
Việc gắp xương cá cho bệnh nhân là điều cần thiết để tránh vấn đề tổn thương mà xương cá gây nên cho hầu họng và đường thở. Thêm nữa, xương cá rơi xuống các bộ phận đường tiêu hóa cũng gây nguy cơ xấu với người bệnh: xương cá đâm vào thực quản/dạ dày/ruột,… Do đó, việc nuốt xương cá cũng như các dị vật luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Gắp xương cá hiện nay được các bác sĩ thực hiện bằng việc sử dụng đèn clar, thiết bị chuyên dụng để gắp dị vật, thiết bị nội soi,… để gắp xương cá đúng cách, tùy theo từng vị trí xương cá mắc phải. Trong một số tình huống thực tế, xương cá đâm thủng thành họng hoặc mắc kẹt ở các vị trí không thể nội soi gắp, các bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc phẫu thuật gắp xương cá. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành mở đường từ vân cổ, tiến hành xử lý các mô hoại tử, viêm nhiễm và gắp xương cá cho bệnh nhân phù hợp. Sau đó, việc phòng tránh viêm nhiễm là điều cần thiết trong quá trình bệnh nhân chăm sóc phục hồi.
Các khuyến cáo cũng chỉ ra rằng, xương cá có nguy cơ gây nhiễm trùng tại chỗ ngay trong 24h đầu. Do đó, bệnh nhân nên sớm đến các cơ sở y tế để được gắp xương cá nhanh, tránh những biến chứng lâu dài do xương cá hóc mang lại.
3.2. Cấp cứu đúng lúc
Hóc xương cá bất ngờ tại những vị trí nguy hiểm có thể gây ra những nguy kịch về tính mạng của bệnh nhân. Trong một số trường hợp, xương cá có thể khiến đường thở bị chèn ép hoặc che khu vực lỗ thở, khiến bệnh nhân khó thở, ngạt thở, thậm chí là tắc thở. Khi này, những người bên cạnh cần liên hệ cấp cứu ngay, đồng thời, tiến hành sơ cứu cho người bệnh đúng cách. Người bên cạnh có thể sử dụng nghiệm pháp Heimlich để giúp đẩy xương cá ra khỏi khu vực hóc và ra ngoài.
Đây cũng là phương pháp sơ cứu hóc dị vật được dùng tại các cơ sở điều trị tai mũi họng. Phương pháp này thực hiện theo nguyên tắc tác động lực đẩy vào khu vực cơ hoành của bệnh nhân theo hướng từ dưới lên nhằm đẩy dị vật ra khỏi đường thở. Trong trường hợp bệnh nhân còn có thể tỉnh táo và không có người bệnh cạnh, có thể tự thực hiện phương pháp này nếu có thể. Khi này, hãy sử dụng 1 chiếc ghế có cạnh hoặc thành ở độ cao ngang tầm bụng, và nén vùng cơ hoành của mình vào thành ghế, lợi dụng thành ghế để đẩy dị vật như một người sơ cứu thông thường.
Cần lưu ý rằng, để có cách làm tiêu xương cá hay chữa hóc đúng cách, bệnh nhân nên được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ tai mũi họng. Điều này không những đảm bảo tốt hơn cho hiệu quả của việc chữa hóc, mà còn giúp phòng và chữa viêm nhiễm cũng như vấn đề mà hóc xương cá gây nên.