Chế độ ăn uống là điều quan trọng cần được lưu ý trong quá trình chăm sóc người mắc bệnh nhồi máu não. Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân nhồi máu não hợp lý và khoa học sẽ giúp bệnh nhân sớm phục hồi, giảm bớt sự tiến triển của bệnh và hạn chế cơn tai biến tái phát.
Menu xem nhanh:
1. Chế độ dinh dưỡng có vai trò gì đối với bệnh nhân nhồi máu não?
Trên thực tế, có rất ít người biết rằng, dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não. Đây chính là tiền đề cho sự hồi phục của những tổn thương trên cơ thể. Do đó, các bác sĩ luôn tư vấn bệnh nhân nhồi máu não chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình. Không chỉ giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng mà chế độ ăn uống hợp lý còn làm giảm thiểu nguy cơ mắc tai biến về sau.
Đặc biệt đối với những người có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu não thì dinh dưỡng luôn đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết để phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm này. Mỗi người sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau, tùy thuộc vào chỉ số BMI, thể trạng, bệnh nền… mà các bác sĩ sẽ xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.
Ngoài ra, ăn uống ngon miệng cũng sẽ giúp tinh thần bệnh nhân trở nên thoải mái hơn, tránh căng thẳng, stress và tâm lý tiêu cực. Từ đó người bệnh có thể nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.
2. Bệnh nhân nhồi máu não nên bổ sung thực phẩm gì?
Nhồi máu não đã hình thành thì các di chứng để lại để điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để bệnh nhân hồi phục tốt nhất là điều cần thiết. Chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân nhồi máu não cần bổ sung một số loại thực phẩm sau đây:
2.1 Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân nhồi máu não cần bổ sung thực phẩm ưa kiềm
Các loại thực phẩm ưa kiềm được đánh giá là rất tốt cho bệnh nhân nhồi máu não. Bởi các thực phẩm chứa kiềm sẽ trung hòa bớt phần axit dư thừa, tái lập lại cân bằng axit-bazo và trả lại cho tế bào não môi trường chuyển hóa thuận lợi.
Một số loại thực phẩm ưa kiềm bệnh nhân nhồi máu não nên bổ sung đó là: cà rốt, đỗ, cà tím, dầu vừng, dầu ô liu, dầu dừa, bơ, chuối, dưa hấu…
2.2 Thực phẩm có chất kháng đông
Nếu như các thực phẩm vitamin K làm gia tăng tình trạng bệnh nặng thì thực phẩm kháng đông lại có tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa sự kết dính tiểu cầu. Nhờ vậy sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ đông máu bất thường và làm nhỏ dần cục máu đông – nguyên nhân gây nhồi não. Điều này cũng rất tốt cho não bộ vì thời gian giải phóng mạch máu tắc nghẽn càng nhanh thì tốc độ và mức độ phục hồi thần kinh càng lớn.
Các loại thực phẩm có chứa chất kháng đông bao gồm súp lơ trắng, chuối, táo, nho, đào, ô liu, dầu vừng, dầu dừa, gừng, tỏi…
2.3 Bổ sung thực phẩm chống oxy hóa trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân nhồi máu não
Nhóm thực phẩm chống oxy hóa đặc biệt tốt cho những bệnh nhân nhồi máu não. Vì khi bị tắc mạch máu não, các tế bào thần kinh xung bị vây hãm xung quanh bởi rất nhiều gốc tự do có hại. Các gốc tự do này thường phát sinh từ phản ứng chuyển hóa dinh dưỡng không hoàn toàn trong điều kiện thiếu oxy. Các chất chống oxy hóa có trong thực phẩm sẽ loại bỏ các gốc tự do, nhờ đó giảm sự hủy hoại màng tế bào thần kinh và gia tăng khả năng hồi phục cho não bộ.
Thực phẩm chống oxy hóa được khuyên dùng đó là các loại đậu, dầu vừng, lạc, đậu nành, giá đỗ, súp lơ trắng, táo…
3. Những loại thực phẩm nên kiêng ở bệnh nhân nhồi máu não
Bổ sung dinh dưỡng là bước đệm cần thiết cho sự hồi phục tổn thương nhưng nó cũng có thể là yếu tố làm bệnh nhồi máu não trở nên nghiêm trọng hơn nếu sai lầm trong lựa chọn các loại thực phẩm. Chính vì vậy, cần nắm rõ những thực phẩm cần tránh xa dưới đây:
3.1 Thực phẩm chua
Khi bị nhồi máu não, bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng thiếu máu do các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, khiến máu đến nuôi dưỡng thần kinh không đủ. Thiếu máu tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy, buộc các tế bào phải chuyển hóa sang dạng sử dụng ít oxy.
Tuy nhiên, dạng chuyển hóa này xả ra lại tạo ra nhiều acid hữu cơ, khiến tế bào thần kinh nhiễm axit và tình trạng bệnh càng nặng nề hơn. Lúc này, nếu nạp thêm thực phẩm chua (chứa nhiều axit) vào cơ thể sẽ càng làm cho tế bào thần kinh nhiễm axit nhiều hơn.
Cần hạn chế một số thực phẩm như trứng, sữa chua, phomai, nước cam, dưa cà muối, chanh, quất…
3.2 Thực phẩm có chứa vitamin K
Các loại thực phẩm có chứa vitamin k sẽ làm tăng khả năng đông máu, khiến tình trạng bệnh nặng và kéo dài hơn vì làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Những loại thực phẩm có chứa vitamin K cần tránh xa đó là: các loại rau cải, súp lơ xanh, củ cải, cải bắp, dưa chuột…
4. Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân nhồi máu não
Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân nhồi máu não quan trọng nhất đó là cung cấp năng lượng và giảm các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Bởi xơ vữa chính là yếu tố hàng đầu gây nhồi máu não. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não, cần lưu ý những điều sau:
– Cung cấp đầy đủ dưỡng chất như lipid, protein, glucid… cùng các vi dưỡng chất như kẽm, canxi, kali, vitamin, chất xơ…
– Bổ sung đa dạng các món ăn hàng ngày
– Ngoại trừ trường hợp phải nuôi dưỡng qua đường truyền thì cần ưu tiên ăn uống bằng đường miệng.
– Thời gian đầu sau nhồi máu não nên cho bệnh nhân sử dụng thực phẩm dễ nuốt, giàu dưỡng chất và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Sau đó có thể tăng dần về số lượng cũng như độ thô của các món ăn.
– Chế độ ăn của mỗi bệnh nhân là khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, chỉ số cân nặng, bệnh lý nền và điều kiện kinh tế gia đình…
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp cho bệnh nhân và người chăm sóc có thêm những hiểu biết về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân nhồi máu não. Bên cạnh đó, người nhà cũng nên cố gắng tích cực động viên để bệnh nhân luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, từ đó giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.