“Tất tần tật” những điều cần biết về hội chứng khó nuốt

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Phí Thị Quang

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Hội chứng khó nuốt hay rối loạn nuốt là tình trạng người bệnh gặp khó khăn khi nuốt thức ăn, nước uống, thậm chí cả khi nuốt nước bọt. Đây có thể là tình trạng lành tính nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt các bệnh về tiêu hóa.

Menu xem nhanh:

1. Dấu hiệu thường gặp và biến chứng của hội chứng khó nuốt

Tình trạng khó nuốt có thể xảy ra ở một hoặc tất cả các giai đoạn của quá trình nuốt, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và giảm độ ăn toàn khi ăn bằng miệng.

Hội chứng này thường có những biểu hiện dưới đây:

– Người bệnh khó hoặc không có khả năng chuyển thức ăn về phía sâu bên trong miệng

– Nước bọt hoặc nước dãi tiết nhiều khó kiểm soát

– Cảm giác nghẹn ứ hoặc thức ăn dính ở cổ họng

hội chứng khó nuốt và dấu hiệu

Nuốt vướng khiến người bệnh có cảm giác nghẹn ứ ở cổ họng

– Ho trong quá trình nuốt hoặc sau khi nuốt thức ăn

– Khó nhai thức ăn

– Dễ bị sặc khi ăn uống

– Giọng nói trở nên yếu hơn.

Bên cạnh đó, tình trạng khó nuốt có thể dẫn tới những nguy cơ biến chứng như:

– Khi người bệnh bị ho hoặc nghẹn liên tục khi ăn có thể dẫn tới ám ảnh tâm lý khiến lượng thức ăn giảm. Từ đó dẫn tới sụt cân, mất nước hoặc suy dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.

– Việc người bệnh bị khó nuốt có thể khiến thức ăn bị mắc kẹt ở phổi dẫn tới viêm phổi, nguy hiểm nhất có thể dẫn tới tử vong.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nuốt

– Xơ cứng bì bên: Dây thần kinh cột sống và não mất chức năng, không chữa khỏi được thoái hóa thần kinh tiến triển.

Đột quỵ: Não bị thiếu oxy dẫn tới tế bào não chết, có khả năng ảnh hưởng tới việc nuốt dẫn tới hội chứng khó nuốt hoặc các biến chứng liên quan

– Viêm thực quản bạch cầu ái toan: Nồng độ bạch cầu ái toan tăng khiến hệ thống tiêu hóa ảnh hưởng khiến người bệnh nôn mửa và khó đưa thức ăn vào thực quản

– Đa xơ cứng: hệ thống miễn dịch đặc biệt là myelin

Bệnh Parkinson: dẫn tới rối loạn thần kinh thoái hóa có thể làm yếu những hoạt động bình thường của bệnh nhân, trong đó có nuốt

– Tình trạng co thắt thực quản: thường xảy ra bởi thực quản bị hẹp và liên quan tới trào ngược dạ dày thực quản

– Ung thư thực quản: xảy ra ở thực quản hoặc trào ngược dạ dày thực quản

– Não bị chấn thương, bại não…

– Bệnh Goldflame: Cơ bị kiểm soát dẫn tới suy yếu và dây thần kinh kích thích cơ bắp co thắt.

3. Làm thế nào để điều trị chứng khó nuốt?

3.1 Thăm khám sớm khi thấy những dấu hiệu rối loạn nuốt

Để kiểm soát hoặc hạn chế tác hại của hội chứng khó nuốt, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị sớm.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện các bước khám lâm sàng và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra chứng khó nuốt:

– Khám họng và thanh quản: Bác sĩ kiểm tra họng và thanh quản bằng dụng cụ chuyên dụng để xác định có hay không tình trạng viêm nhiễm, khối u hay dị vật.

– Nội soi thực quản: Đánh giá tình trạng thực quản và dạ dày để tìm các bất thường như viêm thực quản, khối u hoặc trào ngược

– Chụp X-quang hoặc CT scan: Chẩn đoán hình ảnh xác định sự xuất hiện khối u hoặc dị vật ở cổ họng và thực quản (nếu có).

– Sinh thiết: Nếu có khối u cần kiểm tra.

Hiện nay, Thu Cúc TCI áp dụng công nghệ hiện đại: Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM (High-Resolution Manometry) giúp chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh liên quan tới hội chứng khó nuốt nói riêng và bệnh tiêu hóa nói chung. Kỹ thuật này có thể đánh giá được chức năng thực quản và cơ vòng thực quản.

đo pH thực quản chẩn đoán hội chứng khó nuốt

Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao giúp chẩn đoán sớm bệnh liên quan tới vấn đề nuốt

Đồng thời, HRM giúp đánh giá toàn diện quá trình nuốt thức ăn từ miệng vào dạ dày giúp chẩn đoán chính xác các bệnh về nuốt và vấn đề liên quan. Đặc biệt, kỹ thuật HRM là công nghệ tiên tiến với độ chính xác cao và mức độ xâm lấn ít.

3.2 Điều trị đúng cách với chứng khó nuốt

Dùng thuốc: 

– Kháng sinh và thuốc chống viêm: Dùng khi có viêm hô hấp và viêm amidan

– Thuốc chống trào ngược: Dùng khi bệnh nhân bị trào ngược axit đồng thời giúp làm dịu niêm mạc thực quản

– Thuốc giảm đau: Hạn chế đau đớn khi nuốt

Loại bỏ dị vật:

Bác sĩ dùng thủ thuật để lấy dị vật bị mắc kẹt đảm bảo hạn chế tổn thương cổ họng

Phẫu thuật:

Nếu bệnh nhân có khối u hoặc u nang, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Phục hồi khả năng nuốt:

Nếu bệnh nhân bị rối loạn chức năng cơ sẽ cần tập hồi phục chức năng với hướng dẫn từ chuyên gia.

4. Chế độ ăn cho người mắc chứng khó nuốt và những lưu ý

4.1 Thực phẩm nên và không nên sử dụng

Đối với người bệnh mắc hội chứng khó nuốt cần lưu ý việc lựa chọn thực phẩm. Cụ thể, những nhóm thực phẩm nên sử dụng gồm có:

– Các loại cơm nhão, cháo mềm, đồ được hầm nhừ

– Trứng hấp

– Các món thịt hầm

– Các món chế biến từ cá: hấp, sốt bỏ xương

– Những loại rau củ luộc nhừ, ưu tiên ăn lá rau mềm

– Chế biến đồ hấp/luộc thay vì chiên/nướng

– Các loại bánh, thạch, sốt mềm

– Những loại hoa quả dễ ăn như: đu đủ, xoài chín, chuối, bơ…

Người bệnh khó nuốt cũng nên hạn chế một số thực phẩm như:

– Đồ ăn quá loãng, nước chè, nước hoa quả…

– Các loại đồ ăn dễ vỡ thành các mảnh nhỏ như: bánh quy, snack, bánh mì…

hội chứng khó nuốt và thực phẩm cần lưu ý

Bệnh nhân khó nuốt nên hạn chế đồ dễ vỡ vụn như bánh mỳ ròn

– Các loại đồ ăn dính: bánh chưng, bánh dày, bánh nếp, bánh dẻo…

– Những đồ ăn kết cấu trơn: bún, miến…

– Đồ ăn có vị quá chua/cay/ngọt gắt như: chanh, mứt, ớt…

– Các loại đồ uống có gas…

4.2 Lưu ý quan trọng cho người bị chứng khó nuốt

– Ăn uống khoa học để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe: thức nên nên chế biến mềm hơn

– Đồ ăn nên nhai lâu và cắn thành miếng nhỏ hơn

– Chọn tư thế ngồi với đầu và cổ hợp lý để hạn chế áp lực khi nuốt, đặc biệt người bệnh nên hạn chế gập cổ hay nghiêng đầu khi ăn và đảm bảo lưng thẳng để quá trình nuốt thuận lợi hơn

– Có thể tập luyện để cải thiện chứng khó nuốt, đặc biệt thông qua tăng cường các cơ

– Có thể cung cấp dinh dưỡng thông qua ống dẫn thức ăn trực tiếp vào đường ruột nếu như người bệnh không thể nuốt

– Chứng khó nuốt cũng đòi hỏi người bệnh cần có quy trình chăm sóc dinh dưỡng để giảm tối đa sự khó chịu bà ngăn chặn nhiễm trùng.

– Có thể ngăn chặn cảm giác chán ăn thông qua xây dựng thực đơn với các chuyên gia

– Khi cần hỗ trợ trong vấn đề dinh dưỡng hoặc nuốt khó, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng để thực hiện thay đổi chế độ ăn hoặc lộ trình điều trị bệnh.

Những thông tin trên cho thấy, hội chứng khó nuốt tác động không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi có dấu hiệu của bệnh và thăm khám sớm để điều trị kịp thời, hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital