Loạn thị là tật khúc xạ thường gặp ở mắt và có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em và người trưởng thành. Tật loạn thị cũng có thể di truyền từ bố mẹ nên nhiều trẻ sơ sinh có thể mắc tật khúc xạ này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tật loạn thị, triệu chứng, nguyên nhân gây ra bệnh từ đó có phương pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm tật loạn thị là gì?
Loạn thị là khái niệm chỉ một loại tật khúc xạ ở mắt, bệnh xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ dần.
Giác mạc là bộ phận quan trọng và có màu trong suốt, hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt. Giác mạc nếu không còn giữ được độ cong như ban đầu mà bị biến dạng không đều sẽ khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau từ đó gây ra loạn thị.
Ngoài ra loạn thị còn là do độ cong của thủy tinh thể bất thường.
Loạn thị gặp ở những đối tượng có nguy cơ cao như:
– Những người có tiền sử gia đình bị loạn thị hoặc bị các rối loạn ở mắt.
– Bị tổn thương mắt như sẹo ở giác mạc.
– Người bị cận thị, viễn thị quá nặng.
– Người có tiền sử phẫu thuật mắt, như là phẫu thuật đục thủy tinh thể.
– Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ bị tật loạn thị. Thực tế cho thấy, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn những người trẻ.
2. Tật loạn thị có những triệu chứng như thế nào?
Người bị tật loạn thị thường gặp các triệu chứng dễ dàng nhận biết như:
– Mắt người bệnh bị mờ, nhìn hình ảnh bị nhòe hoặc méo mó.
– Khi nhìn một vật thường có hai hoặc ba bóng mờ.
– Người bệnh thường sẽ rất khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách.
– Một số triệu chứng kèm theo khác như: người bệnh bị nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ, đau vai gáy…
3. Phương pháp chẩn đoán loạn thị như thế nào?
Việc thăm khám mắt định kỳ và kỹ lưỡng sẽ giúp các bác sĩ xác định được tật loạn thị cũng như phát hiện ra các vấn đề khác.
Một số biện pháp nhằm kiểm tra loạn thị có thể được áp dụng như: bác sĩ kiểm tra thị lực bằng bảng đo thị lực, đo độ cong giác mạc, kiểm tra khúc xạ, bản đồ giác mạc…
Tật loạn thị thường xảy ra chậm trong thời gian dài, do đó bệnh nhân thường bỏ qua các triệu chứng của bệnh. Do đó, nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy mắt có các dấu hiệu bất thường kể trên, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa Mắt để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.
4. Những phương pháp điều trị tật loạn thị hiệu quả?
Với những trường hợp nhẹ, loạn thị có thể không cần điều trị. Nhưng với những trường hợp nặng, thì người bệnh cần phải áp dụng các biện pháp điều trị để tránh bệnh diễn biến nặng có thể gây ra. Các biện pháp điều trị phổ biến và hiệu quả được áp dụng hiện nay bao gồm:
– Sử dụng kính thuốc: Hầu hết các trường hợp người bệnh bị loạn thị đều có thể điều chỉnh và cải thiện thị lực bằng kính thuốc. Đây là biện pháp đơn giản, hiệu quả được áp dụng rộng rãi, an toàn và không để lại biến chứng. Bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng bằng cách đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được bác sĩ nhãn khoa thăm khám và tư vấn loại kính phù hợp với mức độ và nhu cầu.
– Phương pháp dùng kính áp tròng Ortho K: Đây là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng hiện đại, được thiết kế đặc biệt sử dụng vào vào ban đêm nhằm thay đổi tạm thời hình dáng của giác mạc trong khi ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ vào sáng hôm sau và duy trì tình trạng này suốt cả ngày mà không cần dùng đến kính thuốc. Người bệnh thao tác sử dụng với quy trình đơn giản, lặp lại liên tục vào ban đêm để có thị lực tốt vào sáng ngày hôm sau.
5. Phòng ngừa tật loạn thị như thế nào cho đúng cách?
Với những trường hợp tật loạn thị là do di truyền là không thể phòng tránh. Tuy nhiên với những trường hợp khác, bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh và hạn chế bằng các biện pháp đơn giản dưới đây:
– Khi làm việc còn đảm bảo có đầy đủ ánh sáng, tránh nơi quá tối, với những nơi có nguồn ánh sáng quá cao thì cần phải đeo kính bảo vệ mắt.
– Nên dành nhiều thời gian để mắt được nghỉ ngơi, nhất là sau khi mắt làm việc liên tục trước máy tính, đọc sách, điện thoại…
– Khi bị các bệnh lý về mắt cần phải điều trị sớm, triệt để, tránh gây biến chứng loạn thị.
– Khi đã bị loạn thị, người bệnh cần phải đi khám và điều trị sớm, tránh bệnh diễn biến nặng có thể xảy ra.
– Chế độ ăn uống phù hợp, hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt như những loại thức ăn giàu vitamin A có trong các loại quả màu đỏ (gấc, cà rốt, cà chua,…).
Loạn thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến và có thể khắc phục, điều trị được nếu phát hiện sớm. Do đó, người bệnh cần đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý về mắt.
6. Điều trị tật loạn thị tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI
Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y Tế Thu Cúc tự hào là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân tại Hà Nội trong lĩnh vực thăm khám và điều trị những bệnh lý liên quan tới mắt chất lượng cao được đông đảo khách hàng lựa chọn.
Khoa Mắt tại Thu Cúc TCI còn cung cấp nhiều gói chăm sóc mắt toàn diện cho mọi đối tượng như: trẻ em, người trưởng thành, người già, thai phụ trong đó bao gồm kiểm tra và điều trị tật khúc xạ như: viễn thị, cận thị, loạn thị, lão thị…
Đội ngũ bác sĩ Nhãn khoa của Thu Cúc TCI là những bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật mắt phức tạp, đòi hỏi chuyên môn và kỹ thuật cao. Không những thế, Thu Cúc TCI luôn không ngừng đầu tư về trang thiết bị y tế hiện đại cùng môi trường sạch sẽ, vô trùng và phương pháp điều trị luôn cập nhật sẽ giúp khách hàng phát hiện sớm và điều trị thành công các bệnh lý về mắt, trong đó có tật khúc xạ. Hàng trăm nghìn khách hàng đã lấy lại thị lực và sự tự tin trong cuộc sống sau khi điều trị tật khúc xạ tại Thu Cúc TCI. Vậy nếu bạn muốn đặt lịch khám với bác sĩ đầu ngành chuyên khoa Mắt hoặc còn những thắc mắc cần được giải đáp hãy gọi tới tổng đài 1900558892 để được giải đáp mọi thắc mắc nhé.