Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể là giải pháp điều trị công nghệ cao được nhiều người quan tâm. Có phải ai bị sỏi niệu quản cũng áp dụng được phương pháp này hay không, tán sỏi ngoài cơ thể là gì… Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Thông tin cơ bản về sỏi niệu quản
Hệ tiết niệu có 3 bộ phận chính đó là thận, niệu quản và bàng quang. Niệu quản là bộ phận nhỏ và hẹp nối liền giữa thận và bàng quang. Khi xuất hiện sỏi ở khu vực này thì được gọi là sỏi niệu quản. Sỏi niệu quản có thể xuất hiện do sỏi từ thận rơi xuống hoặc được hình thành bởi những tinh thể lắng cặn tại niệu quản. Với đặc điểm là nhỏ hẹp, khi xuất hiện sỏi tại bộ phận niệu quản thường gây đau đớn và nguy hiểm bởi sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu, cọ xát vào thành niệu quản, lâu dần có thể gây viêm nhiễm, ứ nước tại thận, suy thận rồi hỏng thận.
Tùy thuộc vào vị trí của sỏi mà sỏi niệu quản được chia làm 3 vị trí khác nhau, cụ thể là:
– Sỏi niệu quản ⅓ trên chỉ sỏi nằm ở vị trí nối thận và niệu quản
– Sỏi niệu quản ⅓ giữa chỉ những viên sỏi ở vị trí nối niệu quản và bàng quang
– Sỏi niệu quản ⅓ dưới là tên gọi dành cho những viên sỏi nằm trước động mạch chậu.
Việc phân chia này nhằm mục đích lựa chọn phương pháp tán phù hợp cho từng vị trí khác nhau.
2. Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể áp dụng trong trường hợp nào?
Phương pháp này chỉ được áp dụng cho những bệnh nhân có sỏi niệu quản ⅓ trên và kích thước < 1cm. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, siêu âm và chụp chiếu phù hợp để xác định vị trí, kích thước sỏi và chỉ định phương pháp phù hợp. Người mắc sỏi niệu quản ở vị trí khác cũng không cần lo lắng vì sẽ có các giải pháp tán sỏi niệu quản công nghệ cao khác đáp ứng và điều trị tốt sỏi.
3. Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể cụ thể là như thế nào?
3.1. Nguyên lý tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể là giải pháp an toàn, cực kỳ nhẹ nhàng và êm ái. Nguyên lý của phương pháp này là dùng sóng xung kích được phát ra từ máy tán sỏi, hội tụ tại vị trí viên sỏi với áp lực cao để làm vỡ sỏi thành vụn nhỏ rồi ra ngoài theo đường tự nhiên. Bệnh nhân chỉ việc nằm yên trên máy tán sỏi, hoàn toàn tỉnh táo và không có bất cứ một sự can thiệp nào về dao kéo. Sau khoảng thời gian 30 – 45 phút tán sỏi trong phòng riêng biệt, bệnh nhân sẽ được điều dưỡng đỡ dậy nghỉ ngơi, nghe lời dặn của bác sĩ và về nhà ngay sau đó. Các mảnh vụn sỏi sẽ được ra ngoài theo đường tiểu trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần kể từ khi bệnh nhân xuất viện.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tán sỏi niệu quản có thành công hay không. Thứ nhất là công suất máy phải đủ lớn để tạo áp lực lên viên sỏi và bắn vỡ chúng. Thứ hai là bác sĩ phải dày dạn kinh nghiệm để điều chỉnh vị trí, sử dụng công suất phù hợp để bắn vỡ sỏi. Một số yếu tố ngoài lề có thể kể thêm như khoảng cách từ da lưng đến viên sỏi, sỏi có nằm ở vị trí dễ tiếp xúc hay không…
3.2. Quy trình tán sỏi ngoài cơ thể
Thông thường, một ca tán sỏi niệu quản với phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể sẽ có quy trình cơ bản như sau
– Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa Thận – tiết niệu
– Bác sĩ chỉ định các loại xét nghiệm, chụp chiếu phù hợp để xác định vị trí, kích thước, tình trạng sỏi niệu quản, đảm bảo người bệnh đủ điều kiện để thực hiện tán ngoài cơ thể.
– Nếu bước 2 không có vấn đề gì, bệnh nhân sẽ được tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể tại phòng riêng biệt: Điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân vào phòng, nằm trên máy tán sỏi, phần bóng của nguồn phát sóng xung kích sẽ tiếp xúc với phần da lưng gần với vị trí viên sỏi nhất. Bác sĩ ở bên ngoài sẽ quan sát màn hình siêu âm để điều khiển máy tán sỏi hoạt động chính xác, nhằm giúp sóng xung kích hội tụ ở viên sỏi và làm vỡ sỏi.
– Sau khoảng thời gian từ 30 – 45 phút sẽ hoàn thành quá trình tán sỏi. Bệnh nhân được điều dưỡng hỗ trợ ra khỏi phòng tán sỏi, nghỉ ngơi và lắng nghe lời dặn dò của bác sĩ sau đó xuất viện về nhà.
– Bệnh nhân về nhà, quan sát tình hình cụ thể và tái khám theo kế hoạch.
Nếu ở bước 2 bệnh nhân có các biến chứng xảy ra do sỏi niệu quản như viêm nhiễm… thì cần điều trị khỏi các biến chứng rồi mới tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể.
3.3. Ưu điểm của phương pháp
Với sỏi niệu quản, phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được đánh giá là giải pháp an toàn, nhẹ nhàng bậc nhất với nhiều ưu điểm nổi bật:
– Không chịu đau đớn: Người bệnh không chịu bất cứ thương tổn nào về dao kéo nên hoàn toàn không đau, tán sỏi hoàn toàn êm ái.
– Không cần nằm viện: Sau thời gian nằm trên máy tán sỏi, bệnh nhân được đỡ dậy và nghỉ ngơi tại chỗ, sau đó xuất viện về nhà luôn. Do đó, bệnh nhân mắc sỏi niệu quản không cần phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc hằng ngày.
– An toàn: Sóng xung kích chỉ tác động làm vỡ viên sỏi mà không gây nên ảnh hưởng xấu nào đến các cơ quan lân cận, rất tốt cho sức khỏe người bệnh.
– Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Người bệnh có thể sắp xếp tán sỏi vào cuối tuần, thăm khám và điều trị có thể diễn ra luôn cùng ngày nên bệnh nhân không lo tiêu tốn thời gian, công sức và chi phí.
Trên đây là những thông tin cần biết về sỏi niệu quản được điều trị bằng giải pháp tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể. Bệnh nhân mắc sỏi niệu quản cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và xác định tình trạng sỏi của mình và có những phương án điều trị hiệu quả, dứt điểm sỏi niệu quản.