Tai hại khôn lường khi chơi trò rung lắc, tung hứng trẻ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Người lớn bế rung lắc trẻ có thể gây tổn thương cổ bé, xuất huyết não, nhũn não, ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, co giật, giảm thị lực, chảy máu não…
Theo Medicalnewstoday, nhiều người lớn có thói quen vừa bế ẵm vừa rung lắc trẻ, nhất là khi bé khóc. Một số người còn tung đứa trẻ lên xuống như một cách vui đùa. Các chuyên gia cảnh báo hành vi này có thể khiến cơ thể non nớt của bé bị chấn thương, thuật ngữ y khoa gọi là hội chứng SBS (Shaken Baby Syndrome – chấn thương não do lắc mạnh hay trẻ bị lắc gây chấn thương cổ).

rung-lac-tre-9468-1481073623

Ảnh minh họa: News.

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy các cơ quan trong cơ thể trẻ rất non nớt, sự liên kết giữa não và hộp sọ khá lỏng lẻo. Khi bị lắc mạnh, đầu và cổ của bé cũng không đủ sức chịu đựng, trong khi não chuyển động trong hộp sọ. Hành vi rung lắc của người lớn thường có xu hướng dừng lại đột ngột khiến cho não trẻ bị dồn ép và xoắn lại dễ dẫn đến tổn thương dây thần kinh, vỡ mạch máu não, thậm chí tử vong.

Thống kê tại Mỹ ghi nhận mỗi năm có khoảng 50.000 trẻ mắc hội chứng SBS, từ 7.500 đến 15.000 ca tử vong, thường gặp nhất ở nhóm dưới 6 tháng tuổi. Chấn thương hộp sọ được xem là một trong những hệ lụy nghiêm trọng nhất của hội chứng SBS. Các chuyên gia thần kinh Mỹ cảnh báo việc rung lắc trẻ dù mạnh hay nhẹ, thường xuyên hay không cũng tạo ra hiệu ứng tiêu cực. Trong đó, nguy hiểm nhất là tổn thương hộp sọ, chấn thương mạch máu trong não, chảy máu dưới hốc mắt và trong hộp sọ.

Theo Vnexpress

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital