Nhịn tiểu có thể gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe. Vậy, tác hại của việc nhịn tiểu như thế nào? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Nước tiểu đi ra khỏi cơ thể như thế nào?
Hệ tiết niệu của con người bao gồm hai quả thận, hai niệu quản, hai cơ vòng niệu đạo và một niệu đạo.
Cơ chế ra ngoài của nước tiểu: Nước tiểu từ thận nhỏ giọt xuống hai ống niệu quản; niệu quản dẫn nước tiểu xuống bàng quang; bàng quang giãn và phình to khi đầy nước tiểu; khi bàng quang đầy, cơ bức niệu co lại và cơ vòng niệu đạo trong mở ra một cách tự động và không tự chủ để nước tiểu thoát ra. Lúc này, chúng ta sẽ có cảm giác buồn đi tiểu khi có khoảng 150 đến 200 ml nước tiểu trong bàng quang; 400-500 ml sẽ khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Mặc dù bàng quang có thể giãn ra được; trên 1.000 ml nó có thể bị vỡ.
Tác hại của việc nhịn tiểu
Nhiều người có thói quen nhịn tiểu mà không biết rằng, nhịn tiểu có thể gây những tác hại khôn lường cho sức khỏe. Dưới đây là tác hại của việc nhịn tiểu:
-Nhịn tiểu làm tăng áp lực lên bàng quang, làm vỡ bàng quang.
-Càng nhịn tiểu, bàng quang càng trở thành mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn phát triển và gây ra những rủi ro cho sức khỏe.
-Gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào trong bộ phận này.
-Nhịn tiểu quá lâu, bắt nước tiểu ra quá nhanh, hay đi tiểu mà không có hỗ trợ thể chất thích hợp (ví dụ, ngồi xổm), có thể dần dần khiến các cơ đáy chậu bị yếu hoặc phải làm việc quá sức. Điều này có thể dẫn đến vùng đáy chậu tăng hoạt động, đau bàng quang, tiểu gấp hoặc tiểu không tự chủ.
-Gây viêm bàng quang kẽ.
-Gây suy thận, sỏi thận.
-Tiểu dắt, tiểu són.
-Làm giảm ham muốn tình dục, có thể gây vô sinh ở nữ giới.
…
Trên đây là những tác hại của việc nhịn tiểu. Nhịn tiểu quá lâu và thường xuyên có thể gây nên những hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Chính vì thế, thói quen nhịn tiểu cần được xóa bỏ. Hãy đi tiểu ngay khi cơ thể có tín hiệu.