Suy thận là bệnh nghiêm trọng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy khi được chẩn đoán mắc bệnh lý này người bệnh rất lo ngại băn khoăn không biết suy thận có chữa khỏi được không? Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin giải đáp cụ thể băn khoăn này của người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Suy thận là gì?
Suy thận mạn là hậu quả của nhiều bệnh có liên quan với thận như viêm cầu thận cấp, viêm đài bể thận …tiếp đó là tăng huyết áp và đái tháo đường. Liên cầu khuẩn nhóm A gây bệnh đường hô hấp trên ở trẻ đồng thời gây nên bệnh thấp tim, viêm cầu thận cấp ở trẻ. Ăn mặn, hút thuốc, béo phì, tiểu đường là những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp.
2. Triệu chứng cảnh báo suy thận
Suy thận mạn là hiện tượng suy giảm chức năng của cầu thận, ống thận chậm dần dần theo thời gian. Khác với suy thận cấp, phù nhiều, nước tiểu ít rõ rệt, ở suy thận mạn, các triệu chứng lại kín đáo hơn, khó phát hiện.
Bệnh nhân suy thận thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu thường xuyên, chủ yếu vào ban đêm, da dễ bầm tím,… Chỉ khi đến giai đoạn cuối, mới thấy phù rõ rệt. Huyết áp cũng tăng dần lên ở ngưỡng cao. Thấy lượng đường, protein, hồng cầu, bạch cầu cao trong nước tiểu. Thiếu máu, máu khó đông do giảm tiểu cầu.
Giai đoạn cuối của suy thận, người bệnh mệt mỏi, ngay cả việc di chuyển nhẹ nhàng cũng không còn sức nữa. Triệu chứng phù ngày càng tăng, ăn nhạt tương đối, rồi ăn nhạt tuyệt đối cũng không có hiệu quả đáng kể trong việc giảm phù. Ngoài chức năng lọc máu, thận còn có chức năng nội tiết.
3. Suy thận có chữa khỏi được không?
Suy thận đặc biệt là suy thận mạn xảy ra do chức năng thận suy giảm, mãi mãi không thể khôi phục lại hoạt động của thận như ban đầu được. Do đó, lựa chọn duy nhất cho người bị suy thận mãn giai đoạn cuối đó là ghép thận.
Đây là căn bệnh nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân, vì vậy việc suy nghĩ tiêu cực cộng với có những hiểu biết sai lệch về suy thận có thể khiến người bệnh từ chối điều trị và tự tước đi quyền được sống của mình.
Bệnh nhân suy thận, đặc biệt là vào giai đoạn mạn tính cần hết sức tỉnh táo vì không có bệnh lý nào là không có cách chữa. Nếu suy thận mới chỉ ở mức độ nhẹ hoặc đã vào giai đoạn 2-3 thì hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp chữa trị hiệu quả nhằm ngăn chặn thêm sự suy giảm chức năng ở thận, bệnh nhân cũng không cần phải ghép thận hay chạy thận nhân tạo mà vẫn có thể tiếp tục kéo dài sự sống.
Dù bệnh tình có nghiêm trọng đến đâu cũng cần phải duy trì thái độ sống lạc quan, vui vẻ. Điều trị suy thận cần kết hợp giữa nghỉ ngơi với điều trị để phục hồi lại sức khỏe. Đừng quan tâm nhiều quá đến việc bệnh có chữa được không, điều quan trọng là bạn có tiếp tục muốn được điều trị để duy trì sự sống hay không.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc tham khảo, khi có triệu chứng suy thận, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám điều trị hiệu quả.