Suy hô hấp là tình trạng phổi không đảm bảo đủ chức năng hô hấp, bệnh rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh. Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh nếu không được chữa trị, tử vong sẽ xảy ra do tình trạng thiếu oxy và trụy hô hấp
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh thường xảy ra sau khi trẻ sinh ra một thời gian ngắn, sau đó bệnh nặng hơn trong vòng 2 ngày đầu sau sinh, suy hô hấp nếu được chữa trị kịp thời trẻ sẽ vượt qua tình trạng này trong vòng 2 đến 4 ngày
Menu xem nhanh:
Dấu hiệu nhận biết suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Nhận biết sớm dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ sơ sinh có vai trò quan trọng trong điều trị, nâng cao tiên lượng sống cho trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết suy hô hấp mà các mẹ cần lưu ý:
– Trẻ có dấu hiệu thở nông, nhanh nhưng không đều, nhịp thở trên 60 lần/phút
– Da tím tái, có thể tím tái toàn thân hoặc tím tái môi và tứ chi
– Co kéo lồng ngực, trẻ khó thở, lõm xương ức
– Cánh mũi phập phồng
Đây là dấu hiệu đặc trưng của chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh – nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh, nhất là ở những trẻ sinh non bởi khi trẻ bị suy hô hấp, cơ thể thiếu dưỡng khí, do đó trẻ cần được khám và chẩn đoán chính xác để đảm bảo có cách xử lý thích hợp.
Xử trí khi trẻ bị hội chứng suy hô hấp
Trong thực tế, nhiều trường hợp suy hô hấp ở trẻ sơ sinh không thể điều trị khỏi bằng nội khoa mà phải giải quyết bằng phương pháp phẫu thuật hoặc thủ thuật cấp cứu, như tắc thực quản – rò khí thực quản, thoát vị cơ hoành, tràn khí màng phổi,…
Cấp cứu trẻ suy hô hấp cần nhanh chóng thông đường thở, tránh trẻ bị sặc sữa hoặc sặc đờm, dãi. Cha mẹ có thể dùng ngón tay quấn khăn sô lau sạch miệng và họng. Nhanh chóng dùng miệng hoặc dụng cụ hút mũi cho trẻ.
Các thao tác sơ cứu trẻ cần thực hiện nhanh và nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương niêm mạc miệng.
Chú ý trong tư thế bế trẻ, nên bế trẻ tư thế đầu hơi cao ngửa cho trẻ dễ thở
Phòng ngừa suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Để phòng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, ngoài việc theo dõi và phát hiện sớm bệnh lý, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ rất quan trọng, giữ ấm không để trẻ bị nhiễm lạnh.
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, cho trẻ bú theo nhu cầu, tuy nhiên nếu trẻ ngủ lâu quá 3h không dậy, cần đánh thức dậy cho trẻ bú. Khoảng cách các bữa ăn đối với trẻ sơ sinh nên 3 đến 4 giờ, không nên để 5 đến 6 giờ, có thể khiến trẻ đói dẫn đến hạ đường huyết, hạ thân nhiệt dẫn đến suy thở.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về dịch vụ, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288.