Suy giảm trí nhớ ở người tiểu đường và cách cải thiện

Tham vấn bác sĩ

Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị suy giảm trí nhớ. Bệnh tiểu đường cũng tồi tệ hơn nếu người bệnh bắt đầu bị suy giảm trí nhớ. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về tình trạng suy giảm trí nhớ ở người tiểu đường và cách ngăn ngừa, cải thiện.

1. Thông tin về bệnh tiểu đường, hội chứng suy giảm trí nhớ

1.1. Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng mức đường huyết cao. Bệnh lý xảy ra khi tuyến tụy giảm sản xuất hormone insulin điều hòa đường huyết. Tiểu đường được chia thành 2 loại chính như sau:

– Tiểu đường type 1 – cơ thể có kháng thể chống lại tế bào sản xuất insulin ở tụy.

– Tiểu đường type 2 – tuyến tụy giảm sản xuất insulin, không điều hòa đường huyết trong máu và có thể ảnh hưởng tới não bộ.

Cùng với quá trình lão hóa tự nhiên, sức khỏe người cao tuổi suy giảm nên dễ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có tiểu đường. Sức đề kháng của người già thường kém nên tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nhanh. Triệu chứng của tiểu đường rất đa dạng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh và người thân. Nguy hiểm hơn, bệnh gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị tích cực.

1.2. Chứng suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ là hiện tượng bình thường khi tuổi cao. Các biểu hiện phổ biến là quên tên, quên các sự kiện mới diễn ra, đặt sai vị trí đồ vật, … Ban đầu, suy giảm trí nhớ chưa ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Khi tình trạng này tiến triển nặng, triệu chứng bao gồm:

– Quên từ ngữ thông dụng.

– Lặp lại những câu nói, câu hỏi có nội dung giống nhau.

– Quên đường, không thể xác định phương hướng.

– Không nhớ đã ăn hay chưa, uống thuốc hay chưa.

– Thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt hoặc xúc động.

2. Tìm hiểu về chứng suy giảm trí nhớ ở người tiểu đường

2.1. Suy giảm trí nhớ ở người tiểu đường vì sao xảy ra?

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc phải một số vấn đề sức khỏe trong đó có bệnh tim và suy thận. Gần đây, một số nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến sự suy giảm nhận thức ở người cao tuổi.

Giải thích cho chứng suy giảm trí nhớ ở người tiểu đường, chuyên gia cho rằng bệnh lý này hủy hoại các mạch máu cung cấp máu lên não, cản trở việc lưu thông dòng máu từ đó làm tăng các vấn đề rối loạn trong nhận thức.

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường lâu năm thường có lượng hormone insulin điều chỉnh đường huyết cao. Nồng độ insulin tăng cao đồng thời làm tăng lượng amyloid-beta protein trong cơ thể, chất này sẽ tạo nên một “mảng vón” trong não bộ của những người mắc bệnh tâm thần.

Suy giảm trí nhớ ở người tiểu đường dễ xảy ra với người cao tuổi

Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường dễ đối mặt với biến chứng suy giảm trí nhớ

2.2. Suy giảm trí nhớ ở người tiểu đường có nghiêm trọng không?

Người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường rất dễ bị suy giảm hoặc rối loạn trí nhớ. Bệnh tiểu đường ngày càng thúc đẩy sự tiến triển của xơ vữa động mạch trong não. Nếu tình trạng này diễn tiến trong thời gian dài gây nhồi máu não và trở thành chứng suy giảm trí nhớ liên quan đến mạch máu.

Việc quan trọng là người bệnh cần tuân thủ điều trị, duy trì đường huyết ổn định. Bên cạnh đó, người bị tiểu đường cần phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ càng sớm càng tốt.

Chính vì vậy, người cao tuổi bị tiểu đường nên đến chuyên khoa Nội thần kinh tại các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra trí lực. Dựa trên tình trạng tiểu đường cũng như triệu chứng của suy giảm trí nhớ, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả. Dự phòng và can thiệp sớm sẽ làm chậm quá trình trí nhớ sa sút từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nên thăm khám để ngăn ngừa biến chứng suy giảm trí nhớ ở người tiểu đường

Thăm khám và kiểm tra sức khỏe não bộ thường xuyên để dự phòng sớm tình trạng suy giảm trí nhớ

3. Một số cách cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi bị tiểu đường

Người lớn tuổi bị tiểu đường sẽ đối mặt với tình trạng những mạch máu lên não bị tổn thương. Do đó, lưu lượng máu lên não kém và ảnh hưởng lớn đến một số chức năng từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý thần kinh nguy hiểm.

Vì vậy, việc thăm khám tiểu đường và nội thần kinh cần duy trì song song. Bên cạnh sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, người lớn tuổi cũng nên chú ý một số vấn đề như sau:

3.1. Cho trí óc được luyện tập hàng ngày

Não bộ cũng giống như cơ bắp, cần được vận động mỗi ngày. Người cao tuổi nên dành thời gian để giải ô chữ, đọc sách, … để cải thiện trí nhớ.

Để ngăn ngừa suy giảm trí nhớ ở người tiểu đường, người bệnh nên tăng cường rèn luyện trí não

Rèn luyện trí não hàng ngày là cách để ngăn ngừa, làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ

3.2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Những thực phẩm cơ thể hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trí não. Người bệnh nên nhờ bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống phù hợp để ngăn ngừa và hạn chế hội chứng suy giảm trí nhớ.

3.3. Kiểm soát các chỉ số

Người lớn tuổi nên ổn định huyết áp, không để tăng quá cao hoặc giảm quá thấp. Bên cạnh đó cần giữ cho tâm trí thoải mái, tránh lo nghĩ quá nhiều. Người lớn tuổi cần ngủ đủ 7-9h mỗi ngày.

4. Gợi ý các thực phẩm tốt cho trí nhớ

4.1. Các loại hạt

Các loại hạt là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch và khả năng chống viêm tốt. Đây còn là nguồn dinh dưỡng có lợi giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó phân phối oxy đến não hiệu quả.

4.2. Các loại quả mọng

Chế độ ăn uống với nhiều quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất, … được chứng minh làm chậm suy giảm tinh thần, tăng cường khả năng ghi nhớ và tập trung. Không chỉ các loại quả mọng mà trái cây tươi cũng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe não bộ.

4.3. Các loại rau có màu xanh đậm

Các loại rau củ có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau diếp, cải xoăn… cung cấp nhiều chất xơ, vitamin cần thiết cho trí não và sức khỏe con người.

4.4. Sữa

Sữa chứa nhiều protein, axit amin và canxi – đều là các chất thiết yếu với não bộ. Bên cạnh đó, vitamin B1 trong sữa có lợi cho tế bào thần kinh, giúp ngủ sâu và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

4.5. Bí đỏ

Trong bí đỏ chứa chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, là acid glutamic. Chất này có vai trò cần thiết trong bồi dưỡng thần kinh, hỗ trợ các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não. Bên cạnh đó, acid glutamic còn đóng góp tích cực trong quá trình chuyển hóa cơ thể, thải amoniac, thúc đẩy khả năng ghi nhớ của não bộ.

Có thể thấy rằng, suy giảm trí nhớ và bệnh tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, người bị tiểu đường cần kiểm tra sức khỏe não bộ thường xuyên để có hướng xử lý phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital