Trẻ nhỏ là đối tượng có kháng thể chưa hoàn thiện nên có nguy cơ cao mắc các bệnh lý lây nhiễm nguy hiểm và để lại những hậu quả về sau. Do đó, việc đưa vacxin 6 trong 1 và 5 trong 1 vào tiêm chủng cho trẻ được thực hiện nhằm xây dựng hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi sự lây nhiễm của các bệnh lý nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1. Vacxin 6 trong 1 và vacxin 5 trong 1 là gì?
Các bệnh lý có tính lây nhiễm như bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, viêm phổi và viêm màng não gây ra bởi Hib đều là những bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu, khả năng phòng vệ của cơ thể chưa hoàn thiện nên tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh dễ xâm nhập.
1.1. Định nghĩa vacxin 5 trong 1
Đây là loại vacxin tổng hợp gồm 5 thành phần để phòng 5 bệnh truyền nhiễm phổ biến gồm: Bạch hầu, uốn ván, ho gà và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib gây ra.
1.2. Định nghĩa vacxin 6 trong 1
Đây là loại vacxin kết hợp được 6 loại bệnh trong cùng một mũi tiêm gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.
Với sự phối hợp phòng 6 loại bệnh chỉ trong 1 mũi tiêm, hạn chế việc tiêm quá nhiều mũi, giúp cơ thể tạo được miễn dịch phòng ngừa bệnh cùng lúc.
2. So sánh sự giống và khác nhau của hai loại vacxin phối hợp
2.1. Điểm giống nhau của vacxin 6 trong 1 và 5 trong 1
Cả hai loại vacxin này được đánh giá có những điểm giống nhau như:
– Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều có công dụng giúp trẻ phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
– Có thể tiêm cho trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi trở lên.
– 3 mũi tiêm cơ bản cách nhau tối thiểu 28 ngày và trẻ cần được tiêm trước khi 1 tuổi gồm:
Mũi đầu tiên: Tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.
Mũi tiêm thứ 2: Tiêm khi trẻ đủ 3 tháng tuổi.
Mũi tiêm thứ 3: Tiêm khi trẻ đủ 4 tháng tuổi.
– Mũi tiêm nhắc lại cần được tiêm khi trẻ ở trong khoảng 12 tới 24 tháng tuổi.
– Đều rất an toàn với trẻ và có tác dụng xây dựng hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nguy hiểm hiệu quả.
2.2. Điểm khác nhau của vacxin 6 trong 1 và 5 trong 1
Tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng thành phần vacxin, số mũi tiêm cần bổ sung của 2 loại trên vẫn còn một số điểm khác biệt như:
Vacxin 5 trong 1
Loại vacxin này bao gồm 2 loại:
– Vacxin 5 trong 1 Quinvaxem: Xuất xứ Hàn Quốc. Khi tiêm loại vacxin có thể phòng ngừa được 5 loại bệnh như đã được đề cập tới. Do vậy, nếu tiêm loại vacxin cho trẻ thì cần được bổ sung liều vacxin uống để ngừa bại liệt. Loại vacxin này chứa thành phần ho gà toàn tế bào nên trẻ sau tiêm có những phản ứng nặng hơn.
– Vacxin 5 trong 1 Pentaxim: Xuất xứ Pháp. Trẻ khi tiêm loại vacxin này cần bổ sung thêm liều vacxin viêm gan B đơn sau khi tiêm Pentaxim. Tiêm bổ sung thêm liều viêm gan B giúp đảm bảo hiệu quả phòng bệnh được tối ưu. Về cơ bản thì thành phần của vacxin 5 trong 1 sẽ chứa các kháng nguyên đặc thù của bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib, bại liệt.
Vacxin 6 trong 1
– Hiện nay, nhiều đơn vị tiêm chủng đang có 2 loại vacxin 6 trong 1 gồm Infanrix Hexa (Bỉ) và Hexaxim (Pháp).
– Vacxin 6 trong 1 là loại vacxin có thể phòng ngừa được nhiều bệnh nhất trong cùng một mũi tiêm.
– Đây là loại vacxin sử dụng kháng nguyên ho gà dạng vô bào thay vì dạng toàn tế bào như vắc xin 5 trong 1. Chính vì vậy mà vacxin 6 trong 1 có độ an toàn cao hơn, giảm bớt tác dụng phụ và tiết kiệm tối đa thời gian nhất cho trẻ và gia đình không phải tiêm nhiều mũi lẻ.
3. Một số lưu ý khi thực hiện tiêm vacxin phối hợp
Các bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được tiêm phòng cho trẻ. Nếu trẻ thuộc một trong những trường hợp dưới đây có thể không được tiêm hoặc hoãn tiêm:
– Trẻ có tiền sử bị dị ứng thành phần nào của vacxin.
– Nếu trẻ từng xảy ra các phản ứng như sốc phản vệ ở những lần tiêm phòng trước đối với bệnh viêm gan B, ho gà, uốn ván…
– Trẻ đang sốt cao hoặc mắc các bệnh lý cấp tính cũng nên tạm hoãn tiêm cho tới khi sức khỏe trẻ ổn định lại.
Cơ thể của trẻ có thể xảy ra một số phản ứng phổ biến khi tiêm phòng gồm:
– Sốt nhẹ khoảng dưới 38.5 độ C.
– Trẻ quấy khóc và cáu kỉnh.
– Khó ngủ, chán ăn, bỏ bú.
– Tiêu chảy.
– Sưng đau và tấy đỏ ngay vị trí tiêm.
Trong khoảng từ 1 – 2 ngày sau tiêm các phản ứng này sẽ thuyên giảm và tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Nếu trẻ có một số biểu hiện bất thường sau thì nên cho trẻ tới bệnh viện gần nhất để xử lý phản ứng kịp thời:
– Khó thở, tím tái, co giật.
– Phát ban, sốt cao trên 38.5 độ C.
– Quấy khóc kéo dài, ngủ li bì và bỏ bú.
4. Cách chăm sóc trẻ sau quá trình tiêm
– Sau khi tiêm xong, phụ huynh nên cho trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi các phản ứng bất thường.
– Khi về nhà, phụ huynh cần theo dõi và kiểm tra tình trạng của cơ thể trẻ thường xuyên. Đặc biệt, cần chú ý vào ban đêm trong 24 giờ sau tiêm.
– Không đắp hay chườm bất kỳ vật gì lên vị trí tiêm để hạn chế nhiễm trùng vết tiêm.
– Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt hay giảm đau nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
Bài viết trên là những thông tin về sự giống, khác nhau của 2 loại vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1. Cùng với đó là một số lưu ý và cách chăm sóc sức khỏe của trẻ sau quá trình tiêm phòng, lưu ý những đối tượng không được tiêm phòng để đảm bảo an toàn. Phụ huynh hãy chủ động cho con em mình thực hiện tiêm phòng theo đúng phác đồ để giúp phát huy hiệu quả của vacxin. Nếu còn thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để nhận hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn sớm nhất!