Sốt xuất huyết có thể gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vậy sốt xuất huyết là gì? Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Sốt xuất huyết lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành.
Sốt xuất huyết là mối đe dọa sức khỏe và là mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe cộng đồng đặc biệt là ở các nước nhiệt đới. Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa.
Nguyên nhân – triệu chứng của sốt xuất huyế
- Nguyên nhân:
-Chủ yếu do virus Dengue từ cơ thể muỗi Aedes aegypti. Muỗi cái Aedes aegypti hút máu bệnh nhân nhiễm virus Aedes , virus này ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8-11 ngày rồi truyền bệnh cho người, khi virus vào cơ thể người lại tiếp tục vòng tuần hoàn trên.
-Bệnh sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người.
-Virus Dengue có nhân ARN, thuộc nhóm Flavivirus, có bốn típ huyết thanh là D1, D2, D3 và D4 (một người có thể bị 4 lần sốt xuất huyết mới miễn dịch được hoàn toàn với sốt xuất huyết).
- Triệu chứng:
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường có các triệu chứng như sốt cao đột ngột (39-40 độ C), liên tục trong 4-5 ngày; xuất huyết dưới da; chảy máu chân răng, nướu răng; chảy máu cam; nôn hoặc đi ngoài ra máu; đau bụng; sốc (mệt, li bì, vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít, nôn và đi ngoài ra máu…)
Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
-Sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh
-Chưa có thuốc đặc hiệu.
-Dễ bùng phát thành dịch bệnh trên diện rộng, nhiều người cùng mắc khiến công tác điều trị hết sức khó khăn.
-Biến chứng gây tử vong nhanh nếu không có sự can thiệp kịp y tế kịp thời.
-Gây tốn kém về tiền bạc trong công tác phòng dịch, dập dịch.
Làm gì khi bị sốt xuất huyết?
- Đưa người bệnh đến bệnh viện để được chăm sóc y tế kịp thời, đúng cách.
- Cách li người bệnh, mọi sinh hoạt của người bệnh phải diễn ra trên giường có màn che phủ.
- Cho người bệnh nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Uống nhiều nước, gồm nước lọc, nước cam, nước chanh, nước dừa, nước điện giải…
- Hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau nước ấm khi sốt cao từ 38,5 độ C.
- Ngoài Paracetamol, không cho bệnh nhân uống các loại thuốc khác, đặc biệt là aspirin và Ibuprofen.
- Truyền dịch cần theo chỉ định của bác sĩ vì truyền dịch không đúng có thể khiến người bệnh bị phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.
- Những trường hợp sốt xuất huyết nặng cần được điều trị theo phác đồ riêng…
Phòng bệnh sốt xuất huyết
- Diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy thường xuyên và đúng cách.
- Mặc quần áo dài tay, ngủ màm cả ban ngày lẫn ban đêm để tránh bị muỗi đốt.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ các vật dụng sinh sôi, trú ngụ của muỗi.
…