Cấp cứu:0901793122
English
Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Thucuc | Hệ thống y tế TCI Hospital
Chăm sóc sức khoẻ trọn đời cho bạn
Tổng đài1900558892
Lưu ý khi dùng thuốc chữa đau mắt đỏ

Lưu ý khi dùng thuốc chữa đau mắt đỏ

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là một căn bệnh phổ biến và lây lan nhanh chóng. Thường xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa hoặc trong mùa mưa bão. Bệnh này có thể được chữa trị hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Vậy lưu ý gì khi dùng thuốc chữa đau mắt đỏ.

1. Tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ chính là tình trạng lớp màng trong suốt che phủ ở bề mặt nhãn cầu và mặt trong của mi gọi chung là kết mạc. Từ đó khiến mạch máu tại vị trí kết mạc cương tụ, xung huyết đỏ và có thể gây phù. Dù đây không phải căn bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Về lâu dài có thể ảnh hưởng thị lực từ đau mắt đỏ.

Tìm hiểu về đau mắt đỏ

Tìm hiểu về đau mắt đỏ (minh họa)

Đau mắt đỏ hay khởi phát đột ngột, khó đoán. Lúc đầu chỉ bị một bên mắt, sau đó không lâu liền lan ra mắt còn lại. Bệnh viêm kết mạc xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già. Hơn nữa bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc với dịch mắt người bệnh thành dịch. Vào mùa hè, nguy cơ bùng phát dịch đau mắt đỏ rất cao.

2. Nguyên nhân gây nên đau mắt đỏ hàng loạt

2.1 Nguyên nhân do virus

Cơn đau mắt đỏ gây ra bởi virus là một nguyên nhân dễ gây viêm giác mạc. Thường đi kèm với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như đau họng và cảm lạnh. Bệnh này thường được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó Adenovirus chiếm ưu thế.

2.2 Nguyên nhân do vi khuẩn

Bệnh viêm kết mạc gây ra bởi vi khuẩn cũng là nguyên nhân thường gặp. Có nhiều tác nhân vi khuẩn khác nhau có thể gây bệnh. Ví dụ như tụ cầu vàng, phế cầu, lậu cầu, não mô cầu, Proteus và Entertobacteriaceae.

Các đặc điểm tiêu biểu của bệnh bao gồm dịch tiết mủ nhiều. Đặc biệt là vào buổi sáng, màu dịch có thể là trắng, vàng hoặc xanh, dịch đặc và dính mắt, chảy nước mắt và cộm xốn. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm kéo dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt.

2.3 Nguyên nhân do bị dị ứng

Người có khả năng phản ứng khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi, lông động vật và nấm mốc có thể bị đau mắt đỏ.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh gồm chảy nước mắt, ngứa và kích thích mắt. Bệnh viêm kết mạc do dị ứng không lây truyền từ người này sang người khác. Điều này khác với viêm kết mạc do vi khuẩn và virus. Nhưng để điều trị bệnh hoàn toàn cần xác định và loại bỏ chất gây dị ứng.

3. Lưu ý khi dùng thuốc chữa đau mắt đỏ

3.1 Với nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý (natri clorid 0,9%) là dung dịch rửa mắt có thể giảm thiểu sự khó chịu, đau và ngứa mắt. Một số lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý:

– Thời gian và liều lượng: Nên sử dụng nước muối đẳng trương 0,9%. Mục đích để làm sạch mắt hàng ngày. Có thể dùng sau khi thức dậy, sau khi bơi hoặc bất cứ khi nào cảm thấy mắt khó chịu do những tác nhân bên ngoài. Mỗi lần sử dụng, hãy nhỏ khoảng 1- 2 giọt vào mỗi bên mắt.

– Bảo quản: Chỉ nên sử dụng thuốc nhỏ mắt trong khoảng thời gian 15 – 30 ngày sau khi mở nắp. Ngay cả khi còn hạn sử dụng, sau thời gian này, cần thay để đảm bảo an toàn.

Nước muối sinh lý (natri clorid 0,9%)

Thuốc chữa đau mắt đỏ – nước muối sinh lý (natri clorid 0,9%)

– Tránh sử dụng chung với người khác: Không nên sử dụng cùng một chai thuốc nhỏ mắt với người khác. Khi nhỏ thuốc, không để đầu lọ tiếp xúc với mắt và lông mi. Điều này, để tránh làm bẩn chai thuốc.

– Hạn chế vi khuẩn gây bệnh: Thường xuyên súc họng và xịt rửa mũi để loại bỏ virus gây bệnh.

3.2 Với thuốc không kê đơn

Các loại thuốc không cần kê đơn thường được sử dụng để cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường hệ miễn dịch. Ví dụ, có thể bổ sung vitamin A và D trong một khoảng thời gian liên tục là 10 ngày.

Nếu cần thiết, người bệnh có thể sử dụng viên uống vitamin C hoặc vitamin B2. Nếu bệnh kéo dài và không thấy cải thiện, có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt chứa các vitamin thuộc nhóm B, chondroitin.

3.3 Với thuốc kháng sinh

Khi xảy ra tình trạng đau mắt đỏ do Virus, việc sử dụng thuốc kháng sinh mục đích phòng ngừa bội nhiễm. Trạng thái bệnh có thể kéo dài trong vài ngày trước khi tự khỏi.

Các loại thuốc được kê đơn bởi bác sĩ và chứa kháng sinh (như tobrex, chứa tobramycin – một loại kháng sinh) chỉ nên sử dụng tối đa trong 7 ngày. Nếu tình trạng không cải thiện, cần phải thay đổi thuốc khác. Nên nhỏ từ 4 đến 6 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn gây viêm loét giác mạc.

Thường người dân có xu hướng mong muốn sử dụng kháng sinh mạnh và có người thậm chí muốn tiêm kháng sinh trong vài ngày. Tuy nhiên, kháng sinh không thể tiêu diệt được virus gây bệnh.

Bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng thuốc mỡ trong giai đoạn viêm nhiễm cấp. Bởi nó có thể làm tăng cảm giác khó chịu trong mắt.

Lưu ý rằng những thông tin về điều trị đau mắt đỏ trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn bị đau mắt đỏ, thì cần phải nghe theo chỉ dẫn bác sĩ chuyên khoa chứ không được tự ý dùng thuốc.

3.4 Với nước mắt nhân tạo

Để giảm đau mắt đỏ, người ta thường sử dụng các loại sản phẩm như nước mắt nhân tạo, chất làm ẩm hoặc dung dịch bôi trơn mắt. Những sản phẩm này mang lại sự thoải mái cho mắt và giúp duy trì độ ẩm trên bề mặt nhãn cầu. Tuy nhiên, để khắc phục triệu chứng đau mắt đỏ hoàn toàn, nước muối hay nước mắt nhân tạo không phải là giải pháp cuối cùng.

Thuốc chữa đau mắt đỏ

Thuốc chữa đau mắt đỏ – nước mắt nhân tạo (minh họa)

Việc chọn thuốc phù hợp cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng nước mắt nhân tạo chỉ nên sử dụng khi cần thiết để giảm tình trạng khô mắt và không nên sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Lưu ý: không được tự ý sử dụng thuốc có chứa Corticod nếu không có sự chỉ định của Bác sỹ Nhãn khoa

Hy vọng những thông tin lưu ý khi dùng thuốc chữa đau mắt đỏ kể trên hữu ích với bạn đọc. Đặc biệt, khi thấy triệu chứng viêm kết mạc không thuyên giảm hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Liên hệ ngay: 0936388288 để được tư vấn chi tiết!

Banner Mổ mắt Phaco
Bài viết liên quan
Giải đáp câu hỏi nguyên nhân, triệu chứng đau mắt đỏ là gì?

Giải đáp câu hỏi nguyên nhân, triệu chứng đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ là một bệnh lý mắt phổ biến, gây ra nhiều phiền toái và lo lắng cho người bệnh. Tình trạng này khiến mắt bị đỏ, ngứa, chảy nước và có thể gây đau nhức khó chịu. Vậy đau mắt đỏ là gì, nguyên nhân nào khiến bạn bị đau mắt và cần […]
1900558892
zaloChat