Cấp cứu:0901793122
English
Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Thucuc | Hệ thống y tế TCI Hospital
Chăm sóc sức khoẻ trọn đời cho bạn
Tổng đài1900558892
Ung thư vòm họng chữa được không nếu phát hiện sớm

Ung thư vòm họng chữa được không nếu phát hiện sớm

Chia sẻ:

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính thường gặp ở khu vực đầu cổ và có diễn tiến âm thầm trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nhờ những bước tiến lớn trong chẩn đoán hình ảnh và công nghệ điều trị, cơ hội phục hồi cho người bệnh đang ngày càng được cải thiện. Vậy ung thư vòm họng chữa được không nếu phát hiện sớm? Câu trả lời là hoàn toàn có khả năng chữa khỏi. Việc nhận diện dấu hiệu bất thường từ sớm và chủ động thăm khám chuyên khoa là yếu tố then chốt giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

1. Tìm hiểu về K vòm họng ở giai đoạn sớm 

1.1. Ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm là gì?

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu (giai đoạn sớm) là thời điểm các tế bào ung thư mới xuất hiện tại vùng vòm mũi họng, chưa lan rộng ra hạch bạch huyết hay các cơ quan khác. Đây là giai đoạn có tiên lượng tốt nhất nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng.

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu (giai đoạn sớm) là thời điểm các tế bào ung thư mới xuất hiện tại vùng vòm mũi họng
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu (giai đoạn sớm) là thời điểm các tế bào ung thư mới xuất hiện tại vùng vòm mũi họng

1.2. Bệnh ung thư vòm họng hình thành như thế nào?

Ung thư vòm họng bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của các tế bào niêm mạc vùng vòm họng. Theo thời gian, các tế bào này tăng sinh không kiểm soát, tạo thành khối u ác tính.

Khối u thường xuất hiện ở vị trí sau khoang mũi – nơi tiếp giáp giữa mũi và cổ họng, gọi là vòm họng. Trong nhiều trường hợp, đây là dạng ung thư biểu mô không biệt hóa, có khả năng lan nhanh nếu không can thiệp kịp thời.

1.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Hiện chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ung thư vòm họng. Tuy nhiên, một số yếu tố sau có thể làm tăng khả năng mắc như:

– Hút thuốc lá, thuốc lào.

– Chế độ ăn thiếu rau.

– Tiếp xúc thời gian dài với khí độc khói bụi, hóa chất.

– Nhiễm virus Epstein-Barr.

– Trào ngược dạ dày và có khi là thực quản.

– Nhiễm virus HPV (thường liên quan ung thư hầu họng).

1.4. Nhận biết sớm dấu hiệu

Ở giai đoạn đầu, ung thư vòm họng thường tiến triển âm thầm với các triệu chứng mơ hồ như:

– Đau đầu âm ỉ một bên.

– Ngạt mũi kéo dài, hay tắc một bên.

– Khịt khạc có máu.

– Ù tai, nghe kém một bên.

– Nổi hạch vùng cổ sau góc hàm.

Nổi hạch vùng cổ sau góc hàm là một trong những dấu hiệu điển hình của ung thư vòm họng
Nổi hạch vùng cổ sau góc hàm là một trong những dấu hiệu điển hình của ung thư vòm họng

2. Ung thư vòm họng có chữa được không nếu phát hiện ở giai đoạn sớm?

Ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu là thời điểm bệnh mới hình thành, tế bào ác tính còn giới hạn tại chỗ, chưa di căn ra hạch hay cơ quan khác. Đây được xem là giai đoạn lý tưởng nhất để can thiệp điều trị, với tiên lượng sống rất khả quan.

2.1. Cơ hội điều trị thành công cao 

Nếu được phát hiện sớm, ung thư vòm họng giai đoạn đầu hoàn toàn có khả năng kiểm soát tốt, thậm chí nhiều trường hợp có thể coi là khỏi bệnh khi không có dấu hiệu tái phát sau 5 năm. Nhờ khối u còn nhỏ và chưa xâm lấn, các phương pháp điều trị như xạ trị hoặc hóa xạ trị kết hợp có thể mang lại hiệu quả cao với ít tác dụng phụ hơn so với các giai đoạn muộn.

2.2. Vì sao phát hiện sớm lại khó?

Thách thức lớn nhất nằm ở việc nhận diện bệnh ở giai đoạn đầu. Đa số người bệnh không xuất hiện triệu chứng rõ ràng, hoặc dễ nhầm lẫn với viêm mũi xoang, viêm họng thông thường như ngạt mũi, đau đầu thoáng qua, ù tai một bên,…

Chính vì vậy, khám tầm soát định kỳ hoặc thăm khám sớm ngay khi có triệu chứng bất thường là điều rất cần thiết, đặc biệt với người có nguy cơ cao (tiền sử gia đình, hút thuốc, tiếp xúc khói bụi,…).

2.3. Tăng khả năng thành công 

Khi bệnh được điều trị ở giai đoạn đầu, không chỉ hiệu quả cao mà người bệnh cũng giảm bớt gánh nặng chi phí, ít biến chứng sau điều trị, và phục hồi nhanh hơn. Do đó, đây được xem là “thời điểm vàng” để chữa ung thư vòm họng.

3. Ung thư vòm họng chữa được không nếu điều trị bằng các phương pháp phổ biến hiện nay 

Trong giai đoạn đầu, khi khối u còn giới hạn trong vùng vòm họng và chưa xâm lấn, bệnh nhân có nhiều lựa chọn điều trị với tỷ lệ đáp ứng cao. Các phương pháp bao gồm: xạ trị, hóa trị và trong một số trường hợp có thể là phẫu thuật.

3.1. Ung thư vòm họng chữa được không nếu điều trị bằng phương pháp hóa trị 

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc nhằm để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng. Ở giai đoạn sớm, hóa trị thường được kết hợp với xạ trị để nâng cao hiệu quả điều trị. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc như:

– Hóa trị đồng thời với xạ trị (hóa xạ trị đồng thời): Tăng khả năng tiêu diệt khối u nhờ tác động hiệp lực giữa hai phương pháp.

– Hóa trị trước xạ trị: Giúp thu nhỏ kích thước khối u, tạo điều kiện thuận lợi cho xạ trị sau đó.

– Hóa trị sau xạ trị: Hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình xạ trị.

– Thuốc hóa trị có thể được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường uống, tùy theo phác đồ điều trị cụ thể.

Ung thư vòm họng chữa được không
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng

3.2. Ung thư vòm họng chữa được không nếu điều trị bằng phương pháp xạ trị 

Xạ trị là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu do hiệu quả cao và khả năng kiểm soát bệnh tốt. Các loại xạ trị có thể được sử dụng gồm:

– Xạ trị ngoài (chùm tia chiếu từ máy bên ngoài cơ thể): Thường áp dụng nhất, có thể kết hợp kỹ thuật xạ trị điều biến cường độ (IMRT) để tăng độ chính xác và bảo vệ mô lành.

– Xạ trị áp sát (nội bộ): Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp đưa nguồn phóng xạ vào gần vị trí khối u để tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn.

3.3. Phẫu thuật

Do vị trí vòm họng nằm sâu, gần nhiều cấu trúc quan trọng như dây thần kinh sọ và mạch máu lớn, phẫu thuật không phải là phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định hoặc khi khối u tái phát, phẫu thuật vẫn có thể được cân nhắc.

3.4. Hỗ trợ điều trị 

Bên cạnh các biện pháp chuyên môn, người bệnh cần phối hợp tốt trong quá trình điều trị:

– Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, protein và hạn chế thực phẩm cay nóng, rượu bia, thuốc lá.

– Giữ tinh thần lạc quan, nghỉ ngơi điều độ và vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng.

– Tuân thủ đúng phác đồ điều trị, tái khám đúng hẹn và trao đổi kỹ với bác sĩ khi có biểu hiện bất thường.

Thực tế cho thấy, ung thư vòm họng có thể chữa được nếu phát hiện sớm, kết hợp với phương pháp điều trị phù hợp và chăm sóc đúng cách. Giai đoạn đầu của bệnh là thời điểm “vàng” để can thiệp y tế hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện tiên lượng. Vì thế, việc chủ động thăm khám tai mũi họng định kỳ, không bỏ qua những dấu hiệu bất thường dù nhỏ nhất chính là hành động thiết thực để bảo vệ sức khỏe. Đừng để mất đi cơ hội điều trị chỉ vì phát hiện muộn – hãy bắt đầu bằng một cuộc kiểm tra đơn giản nhưng mang ý nghĩa lớn lao cho tương lai.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Liên hệ ngay: 0936388288 để được tư vấn chi tiết!

Bài viết liên quan
Nhận ra sớm ung thư vòm mũi họng để kịp phòng ngừa

Nhận ra sớm ung thư vòm mũi họng để kịp phòng ngừa

Ung thư vòm mũi họng là căn bệnh ác tính nguy hiểm thường tiến triển âm thầm trong giai đoạn đầu và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng thông thường. Chính vì vậy, nhiều người chỉ phát hiện ra khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn cho việc […]
1900558892
zaloChat