Cấp cứu:0901793122
English
Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Thucuc | Hệ thống y tế TCI Hospital
Chăm sóc sức khoẻ trọn đời cho bạn
Tổng đài1900558892
Dấu hiệu cần đi xét nghiệm ung thư xương

Dấu hiệu cần đi xét nghiệm ung thư xương

Ung thư xương là một trong những căn bệnh hiếm gặp nhưng có mức độ nguy hiểm cao và thường tiến triển âm thầm. Việc xét nghiệm ung thư xương càng sớm càng tốt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và khả năng vận động lâu dài. Vậy khi nào nên nghi ngờ và đi xét nghiệm? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và những dấu hiệu bạn cần lưu ý để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình

1. Tổng quan về ung thư xương

1.1. Khái niệm ung thư xương

Ung thư xương là tình trạng xuất hiện khối u ác tính trong mô xương, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động và biến chứng nghiêm trọng. Bệnh này đặc biệt nguy hiểm do khả năng di căn nhanh chóng đến các cơ quan khác trong cơ thể, với tốc độ có thể gấp 3 đến 4 lần so với một số loại ung thư khác.

Ung thư xương được chia thành hai nhóm chính: ung thư nguyên phát phát sinh từ tế bào xương, và ung thư thứ phát – dạng di căn từ cơ quan khác đến xương. Dạng nguyên phát thường gặp hơn ở người trẻ tuổi, đặc biệt trong độ tuổi xương phát triển mạnh.

xét nghiệm ung thư xương để xác định khối u
Ung thư xương chỉ bao gồm các khối u ác tính xuất phát trực tiếp từ các tế bào xương

Mặc dù có thể xuất hiện ở bất kỳ xương nào, nhưng hơn 50% số ca bệnh phát sinh ở các xương dài như xương cánh tay và xương chân. Gần một nửa số bệnh nhân còn lại có khối u ác tính ở đầu dưới xương đùi hoặc đầu trên xương chày, khu vực xung quanh khớp gối. Các vị trí khác có thể là xương khung chậu hoặc đầu trên xương đùi.

Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ năm 2008, bệnh này chỉ chiếm chưa đến 1% trong tổng số các bệnh ung thư khác, với tỷ lệ khoảng 0,05% dân số. Tại Việt Nam, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Phòng chống Ung thư Châu Á – Thái Bình Dương năm 2007 cho thấy ung thư xương chiếm khoảng 1,59% ở nam giới và 2,4% ở nữ giới trong tổng số các bệnh ung thư.

Bệnh phát triển âm thầm, khó phát hiện sớm so với nhiều loại ung thư khác. Đa phần các trường hợp chỉ được chẩn đoán:

– Khi khối u đã hình thành rõ rệt.

– Khi bệnh nhân gặp phải các biến cố như gãy xương tự nhiên (do xương đã bị “mối mọt” từ bên trong).

– Khi phát hiện một loại ung thư khác tình cờ dẫn đến việc tầm soát ung thư xương.

1.2. Tầm quan trọng của việc xét nghiệm ung thư xương

Xét nghiệm là bước không thể thiếu để xác định chính xác người bệnh có mắc ung thư xương hay không. Các triệu chứng lâm sàng hoặc hình ảnh chẩn đoán có thể gợi ý nhưng chưa đủ để kết luận. Bác sĩ sẽ cần lấy mẫu mô (sinh thiết) để kiểm tra dưới kính hiển vi, từ đó xác định chính xác bản chất của khối u.

Việc phân biệt rõ ung thư xương nguyên phát với các loại khối u lành tính, hoặc ung thư di căn từ nơi khác là điều rất quan trọng vì mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Chẩn đoán chính xác sớm sẽ giúp cải thiện khả năng điều trị và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là trong các trường hợp có nguy cơ cao.

2. Các dấu hiệu cảnh báo cần đi xét nghiệm ung thư xương

Khối u càng phát triển, người bệnh sẽ càng chịu đựng những cơn đau dữ dội hơn. Các triệu chứng cũng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Đôi khi, thường có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm khớp, chấn thương hoặc loãng xương.

2.1. Sưng và nổi cục ở xương

Ở giai đoạn đầu của ung thư xương, người bệnh có thể nhận thấy sự xuất hiện của một khối u bất thường khi chạm vào xương. Cảm giác sưng đau thường đi kèm với những khối u cục này. Tại những vùng sưng và cục bất thường này, người bệnh có thể cảm thấy nóng và đau.

Nếu tình trạng sưng đau kéo dài, các mô xương bị hủy hoại có thể nhô ra ngoài, tạo thành những chỗ lồi lõm rõ rệt trên cơ thể. Đây là một trong những dấu hiệu sớm nhất, cho thấy khối u đang phát triển và làm biến dạng cấu trúc xương ban đầu.

ung thư xương thường hay sưng xương
Khối u phát triển có thể làm biến dạng vùng cơ thể, nổi rõ và không cân đối

2.2. Rối loạn chức năng xương

Khi bệnh ung thư xương tiến triển đến giai đoạn muộn, khối u phát triển lớn mạnh sẽ cản trở nghiêm trọng chức năng của xương. Điều này có thể dẫn đến tình trạng teo cơ ở chi hoặc vùng bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng vận động và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

2.3. Khối u đè nén khi phát triển quá nhân

Khi khối u ung thư xương phát triển nhanh chóng và đạt kích thước lớn, chúng có thể chèn ép lên các cấu trúc lân cận như hệ thống dây thần kinh, mô mềm và cơ bắp. Cụ thể, khối u ở vùng xương chậu có thể chèn ép vào bàng quang, trực tràng, gây ra các vấn đề về tiểu tiện và đại tiện.

Khối u phát triển trong tủy sống có thể gây áp lực lên cột sống, dẫn đến tê liệt hoặc mất cảm giác. Tương tự, nếu khối u nằm ở khoang mũi, nó có thể gây ra các vấn đề hô hấp.

2.4. Xương bị biến dạng và dễ gãy

Một dấu hiệu không nên bỏ qua là xương bị gãy dù không có va chạm mạnh. Khi tế bào ung thư làm suy yếu cấu trúc xương, chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể gây gãy. Người bệnh cũng thường xuyên bị đau nhức sâu trong xương, đau tăng dần về đêm hoặc khi vận động.

3. Những điều cần biết về phương pháp xét nghiệm ung thư xương

3.1. Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán ung thư xương thường dựa trên sự kết hợp toàn diện của nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh để đánh giá vị trí, kích thước và mức độ lan rộng của khối u. Các phương pháp xét nghiệm ung thư xương này bao gồm:

– Chụp X-quang: Thường là phương pháp chẩn đoán đầu tiên được sử dụng để phát hiện những bất thường trong xương, như tổn thương xương hoặc sự hiện diện của khối u.

– Chụp CT Scan: Cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về xương và các mô mềm xung quanh, giúp đánh giá kích thước, hình dạng và mức độ xâm lấn của khối u.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đặc biệt hữu ích trong việc đánh giá mức độ lan rộng của khối u trong xương, tủy xương và các mô mềm lân cận, cũng như phát hiện các khối u nhỏ hơn mà X-quang có thể bỏ sót.

– Chụp PET/CT: Kết hợp hai kỹ thuật để phát hiện các tế bào ung thư hoạt động trong cơ thể, giúp xác định vị trí khối u nguyên phát và các vị trí di căn.

cần đi khám tầm soát định kỳ để sàng lọc ung thư xương
Chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ quan sát được vị trí, kích thước và mức độ lan rộng của khối u

3.2. Sinh thiết là phương pháp xét nghiệm ung thư xương

Sinh thiết tổn thương là phương pháp “tiêu chuẩn vàng” và là cách duy nhất để khẳng định một khối u có phải là ung thư xương hay không. Có hai loại sinh thiết thường được áp dụng:

– Sinh thiết xương: Lấy mẫu trực tiếp từ mô xương có dấu hiệu nghi ngờ.

– Sinh thiết tủy xương: Thực hiện trong các trường hợp nghi ngờ ung thư di căn vào tủy hoặc các bệnh lý huyết học.

Ung thư xương tuy không phổ biến nhưng là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống và khả năng vận động của người bệnh. Việc xét nghiệm ung thư xương là bước quan trọng giúp tăng khả năng điều trị thành công, nhất là với người trẻ tuổi. Nếu bạn hoặc người thân gặp phải các dấu hiệu như đau nhức xương kéo dài, sưng cục lạ, hay gãy xương bất thường, đừng chủ quan, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và kiểm tra kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Liên hệ ngay: 0936388288 để được tư vấn chi tiết!

Middle2 – Banner Ung bướu
Bài viết liên quan
Dấu hiệu bệnh ung thư xương phổ biến nhất

Dấu hiệu bệnh ung thư xương phổ biến nhất

Ung thư xương là bệnh không còn quá xa lạ khi được nhắc đến. Bất cứ một dấu hiệu bất thường nào ở xương cũng có thể là dấu hiệu ung thư xương. Cùng tìm hiểu dấu hiệu bệnh ung thư xương trong bài viết sau đây.  1. Bệnh ung thư xương là bệnh gì? […]
1900558892
zaloChat