Sỏi thận gây tiểu buốt, tiểu rắt phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Tiểu buốt, tiểu rắt có nhiều nguyên nhân, có thể do viêm đường tiết niệu, bệnh phụ khoa… Nhưng phần lớn tiểu buốt, tiểu rắt là viêm đường tiết niệu do sỏi gây ra. Để biết vì sao sỏi thận gây tiểu buốt, tiểu rắt và biện pháp điều trị như thế nào hãy cùng tham khảo bài viết sau.

Vì sao sỏi thận gây tiểu buốt, tiểu rắt

Nguyên nhân sỏi thận kèm tiểu buốt, tiểu rắt

Những viên sỏi trong đường tiết niệu là nơi khu trú của nhiều vi khuẩn, đặc biệt khi những viên sỏi di chuyển chúng sẽ cọ xát và làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu ở nhiều vị trí dẫn đến tình trạng nhiễm trùng (ảnh minh họa)

Các khoáng chất có trong nước tiểu lắng đọng, kết tinh tại hệ tiết niệu lâu ngày tạo nên những viên sỏi có kích thước lớn. Những viên sỏi trong đường tiết niệu là nơi khu trú của nhiều vi khuẩn.

Khi sỏi di chuyển, đặc biệt là những viên sỏi xù xì, chúng sẽ cọ xát và làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu ở nhiều vị trí dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Các dấu hiệu nhận biết sỏi thận gây viêm, nhiễm đường tiết niệu bao gồm: tiểu buốt, tiểu rắt, đau lưng, tiểu ra máu, sốt, ớn lạnh. Trường hợp nghiêm trọng gây viêm thận, thận ứ mủ…

Biện pháp phòng ngừa sỏi thận gây tiểu buốt, tiểu rắt

Để hạn chế sự hình thành của sỏi thận cũng như phòng ngừa viêm, nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận cần chú ý những điều sau:

– Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát các bệnh lý về sỏi thận cũng như viêm, nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận.

– Uống đủ nước hằng ngày để tránh tình trạng lắng đọng các chất tạo sỏi, tránh tình trạng tăng sinh của mầm bệnh…

– Cần có chế độ ăn uống khoa học, điều độ: Tránh ăn mặn, chất béo, đạm động vật, các thực phẩm quá nhiều oxalate… để tránh sự hình thành sỏi thận.

– Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, nên vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục sau khi quan hệ…

– Không nên nhịn tiểu, bởi vì, nếu làm như vậy nước tiểu sẽ ứ đọng trong bàng quang rất dễ nhiễm trùng ngược dòng.

– Vận động cơ thể hằng ngày để tiểu tiện dễ dàng hơn, tránh sự lắng đọng các chất tạo sỏi.

Phòng ngừa sỏi thận kèm tiểu buốt, tiểu rắt

Tiểu buốt, tiểu rắt có thể là dấu hiệu nhận biết của tình trạng sỏi thận gây viêm, nhiễm đường tiết niệu (ảnh minh họa)

Xử trí khi sỏi thận gây tiểu buốt, tiểu rắt

Ngay khi có những dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt thì bệnh nhân cần phải đi khám ngay để bác sĩ xác định có phải là viêm, nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận không để có biện pháp điều trị phù hợp:

Dùng kháng sinh để điều trị viêm, nhiễm đường tiết niệu

Dùng thuốc kháng sinh được dùng để điều trị ổ nhiễm khuẩn đường tiết niệu, kèm theo đó người bệnh cần giữ gìn vệ sinh đúng cách nếu không phòng bệnh sẽ nặng hơn, tái phát gây khó khăn trong chữa trị.

Tuy nhiên, dùng loại kháng sinh nào, liều lượng bao nhiêu và thời gian điều trị trong bao lâu lại tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh.

Điều trị sỏi thận

Viêm đường tiết niệu do sỏi muốn điều trị dứt điểm cần loại bỏ sỏi, tránh để tình trạng viêm nhiễm tái lại nhiều lần. Tùy vào kích thước sỏi mà có các biện pháp loại bỏ sỏi thận như:

– Đối với sỏi thận dưới 2cm thì có thể áp dụng biện pháp tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ.

– Đối với sỏi thận lớn hơn 2cm thì có thể sử dụng tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser.

– Sỏi thận ở mọi vị trí, mọi kích thước thì kỹ thuật tán sỏi có thể áp dụng là tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser.

Đi khám khi có những dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo những cơn đau vùng mạn sườn, lưng, hông để xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp

Đi khám khi có những dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo những cơn đau vùng mạn sườn, lưng, hông để xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp

Để biết biện pháp điều trị sỏi thận kèm tiểu buốt, tiểu rắt ở Hệ thống y tế Thu Cúc bạn có thể đặt lịch khám hoặc liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital