Sa sút trí tuệ tiến triển: Nguyên nhân và cách kiểm soát

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ CKI

Trịnh Thị Khanh

Bác sĩ Nội Khoa

Sa sút trí tuệ tiến triển là một hội chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ, tư duy và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Đây không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa mà thường xuất phát từ các bệnh lý thần kinh. Khi bệnh tiến triển, người mắc có thể gặp khó khăn trong giao tiếp, sinh hoạt cá nhân và thậm chí mất khả năng nhận thức về môi trường xung quanh. Việc nhận biết sớm nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh và gia đình. 

1. Các nguyên nhân quan trọng gây sa sút trí tuệ tiến triển

1.1. Thoái hóa thần kinh – nguyên nhân phổ biến nhất gây sa sút trí tuệ tiến triển

Hầu hết các trường hợp sa sút trí tuệ tiến triển bắt nguồn từ quá trình thoái hóa thần kinh, làm tổn thương và suy giảm chức năng não bộ. Một số bệnh lý thoái hóa thần kinh phổ biến gồm:

– Bệnh Alzheimer: Đây là nguyên nhân hàng đầu, chiếm khoảng 60-80% tổng số ca sa sút trí tuệ. Bệnh gây mất trí nhớ nghiêm trọng do sự hình thành các mảng amyloid và rối loạn protein Tau trong não. Những khối này có thể làm hỏng các tế bào thần kinh khỏe mạnh và các sợi kết nối chúng.

– Sa sút trí tuệ thể Lewy: Đặc trưng là sự hình thành khối protein bất thường có hình dạng giống như quả bóng bay bởi sự lắng đọng của thể Lewy trong tế bào thần kinh. Sa sút trí tuệ dạng này gây rối loạn trí nhớ, ảo giác và rối loạn vận động.

Bệnh Parkinson giai đoạn muộn: Người mắc bệnh Parkinson có nguy cơ cao bị sa sút trí tuệ khi bệnh tiến triển, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và hành vi.

Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ tiến triển

Alzheimer, Parkinson giai đoạn muộn là những dạng thoái hóa thần kinh gây sa sút trí tuệ.

1.2. Rối loạn hoặc tổn thương mạch máu não

Sa sút trí tuệ tiến triển cũng có thể xuất phát từ các tổn thương mạch máu não, làm giảm cung cấp oxy và dưỡng chất cho não bộ, bao gồm:

Đột quỵ nhồi máu não hoặc đột quỵ xuất huyết não

– Huyết áp cao, tiểu đường không được kiểm soát hiệu quả

Xơ vữa động mạch và tình trạng giảm lưu lượng máu lên não

1.3. Các nguyên nhân khác gây sa sút trí tuệ tiến triển

Ngoài thoái hóa thần kinh và rối loạn mạch máu, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần vào quá trình sa sút trí tuệ:

– Chấn thương não lặp đi lặp lại: Những người từng bị chấn thương sọ não do tai nạn hoặc chơi thể thao có nguy cơ cao mắc bệnh.

– Nhiễm trùng và viêm não: Một số bệnh lý nhiễm trùng như viêm não do virus, HIV/AIDS có thể gây tổn thương hệ thần kinh, gây sa sút trí tuệ.

– Tác động của độc tố: Tiếp xúc lâu dài với kim loại nặng, hóa chất độc hại hoặc sử dụng rượu bia quá mức có thể làm suy giảm chức năng não bộ.

Sa sút trí tuệ thể tiến triển do đâu?

Viêm não có thể là một trong những nguyên nhân gây sa sút trí tuệ ở nhiều mức độ.

2. Cách kiểm soát sa sút trí tuệ tiến triển

2.1. Phát hiện sớm chứng sa sút trí tuệ và can thiệp kịp thời

Nhận biết các dấu hiệu ban đầu có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Một số triệu chứng sa sút trí tuệ cần lưu ý:

– Giảm khả năng ghi nhớ, đặc biệt là quên thông tin mới

– Người bệnh gặp khó khăn trong ngôn ngữ và giao tiếp

– Lú lẫn, quên thời gian hoặc/và địa điểm

– Thay đổi tính cách, dễ kích động hoặc trầm cảm

Nếu phát hiện các dấu hiệu này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị sớm.

2.2. Duy trì lối sống lành mạnh

Một số thói quen lành mạnh có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh như:

– Chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn nhiều rau xanh, cá béo, các loại hạt và thực phẩm giàu omega-3 giúp bảo vệ tế bào não.

– Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất như đi bộ, yoga, bơi lội giúp cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.

– Giữ não bộ hoạt động: Đọc sách, chơi cờ, học ngoại ngữ hoặc tham gia các hoạt động sáng tạo giúp duy trì khả năng tư duy.

– Kiểm soát căng thẳng: Thiền, hít thở sâu và các hoạt động thư giãn giúp giảm stress, hạn chế tác động tiêu cực đến não bộ.

2.3. Điều trị sa sút trí tuệ bằng thuốc và liệu pháp hỗ trợ

Hiện nay, chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn sa sút trí tuệ tiến triển, nhưng một số loại thuốc có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh:

– Thuốc ức chế cholinesterase: Donepezil, Rivastigmine giúp cải thiện trí nhớ ở bệnh nhân Alzheimer giai đoạn đầu.

– Thuốc đối kháng NMDA: Memantine giúp kiểm soát các triệu chứng nhận thức ở bệnh nhân Alzheimer trung bình và nặng.

– Thuốc điều trị triệu chứng đi kèm: Nếu bệnh nhân có rối loạn tâm thần, lo âu hoặc mất ngủ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc an thần, chống trầm cảm.

Ngoài thuốc, các liệu pháp như trị liệu tâm lý, vật lý trị liệu và kích thích nhận thức cũng được áp dụng để hỗ trợ bệnh nhân. Các phương pháp điều trị này cần được tư vấn và chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh. Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Điều trị sa sút trí tuệ như thế nào?

Sa sút trí tuệ có thể được kiểm soát nếu phát hiện sớm và điều trị hiệu quả với chuyên gia Nội thần kinh.

3. Điều trị sa sút trí tuệ ở đâu?

Chuyên khoa Nội thần kinh Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý não, thần kinh nhờ những ưu thế vượt trội:

– Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Các bác sĩ tại Thu Cúc TCI đều có trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thần kinh, giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

– Trang thiết bị hiện đại: Hệ thống máy móc tiên tiến như MRI, CT scan não giúp phát hiện sớm các vấn đề về thần kinh và mạch máu.

– Phác đồ điều trị cá nhân hóa: Bác sĩ xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp với từng bệnh nhân, kết hợp thuốc, vật lý trị liệu và thay đổi lối sống để đạt hiệu quả tối ưu.

– Dịch vụ chăm sóc toàn diện: Hỗ trợ tư vấn, theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhân, giúp kiểm soát bệnh lý tốt hơn.

Nhờ những ưu thế này, Thu Cúc TCI đã giúp nhiều bệnh nhân cải thiện chất lượng sống và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề về não và hệ thần kinh, hãy đến Thu Cúc TCI để được thăm khám và điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital