Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam và trên thế giới. Để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, tầm soát ung thư phổi định kỳ là rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp và quy trình tầm soát ung thư phổi.
Menu xem nhanh:
1. Căn nguyên dẫn đến ung thư phổi
Hầu hết các trường hợp ung thư phổi là do hút thuốc, nhưng những người chưa bao giờ hút thuốc cũng có thể mắc bệnh. Một số nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi bao gồm:
1.1. Khói thuốc
Thuốc lá được biết là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư phổi. Cứ 10 bệnh nhân ung thư phổi thì 7 trường hợp là do hút thuốc. Khói thuốc lá chứa hơn 60 chất độc hại khác nhau, được biết là chất gây ung thư (tạo ra ung thư). Nếu bạn hút hơn 25 điếu thuốc mỗi ngày, bạn có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 25 lần so với người không hút thuốc.
Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá của người khác (hút thuốc thụ động) cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.
Mặc dù thuốc lá là yếu tố rủi ro lớn nhất, nhưng sử dụng các loại sản phẩm thuốc lá khác cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi và các bệnh ung thư khác, ví dụ như ung thư thực quản và ung thư vòm họng.
Các sản phẩm này gồm: xì gà, thuốc lào, thuốc lá dạng nhai…
Hút cần sa cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi. Hầu hết những người hút cần sa trộn nó với thuốc lá. Mặc dù họ có xu hướng hút ít thuốc lá hơn những người hút thuốc lá thông thường, nhưng họ thường hít sâu và giữ khói trong phổi lâu hơn.
1.2. Radon
Radon là một loại khí phóng xạ tự nhiên đến từ một lượng nhỏ uranium có trong tất cả các loại đá và đất. Nếu hít phải radon, nó có thể làm hỏng phổi của bạn, đặc biệt nếu bạn hút thuốc. Khí radon gây ra một số ít ca tử vong do ung thư phổi ở Anh.
1.3. Ô nhiễm và bệnh nghề nghiệp
Tiếp xúc với một số hóa chất và chất được sử dụng trong một số nghề nghiệp và ngành công nghiệp có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi. Những hóa chất độc hại bao gồm: thạch tín, amiang, berili, cadimi, khói than, silic dioxit, niken.
Nghiên cứu cũng phát hiện rằng nếu thường xuyên tiếp xúc với khói dầu diesel trong nhiều năm sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.
2. Tại sao nên khám tầm soát ung thư phổi từ sớm?
Ung thư phổi đến từ sự tăng sinh bất thường của các tế bào ác tính tại phổi. Ở giai đoạn đầu, bệnh lý này rất ít triệu chứng khiến người bệnh thường khó phát hiện, các trường hợp khi đã được chẩn đoán và phát hiện thì đa phần là đã bước sang giai đoạn sau, tỷ lệ tử vong rất cao.
Chính vì vậy việc tầm soát ung thư phổi định kỳ vô cùng quan trọng. Khi áp dụng phương pháp này, bệnh nhân có thể được chuẩn đoán bệnh ngay từ khi chưa bộc phát các triệu chúng lâm sàng. Qua đó sử dụng các biện pháp can thiệp kịp thời, chủ động làm giảm các yếu tố, nguy cơ có thể kiểm soát được (như thuốc lá, ăn uống…), để xử trí phù hợp và cải thiện chất lượng sống, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.
3. Các bước trong quy trình tầm soát ung thư phổi
3.1. Lưu ý trước khi bước vào quy trình tầm soát ung thư phổi
Những lưu ý bạn cần biết trước khi đi khám tầm soát ung thư phổi:
– Nhịn ăn từ 6-8 tiếng trước khi đi tầm soát để thực hiện một số xét nghiệm nhằm đảm bảo có được kết quả chính xác.
– Luôn nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên trong quá trình thực hiện các biện pháp tầm soát.
– Cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng, bệnh lý của mình.
3.2. 4 bước quy trình tầm soát ung thư phổi
Quy trình sàng lọc ung thư phổi cơ bản bao gồm:
Bước 1: Khám lâm sàng với bác sĩ
Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về tiền sử bệnh lý, các yếu tố về di truyền, tính chất nghề nghiệp, triệu chứng có liên quan đến ung thư phổi. Sau đó, bác sĩ sẽ khám lâm sàng qua các dụng cụ y tế chuyên dụng.
Bước 2: Xét nghiệm máu
Chỉ số chỉ điểm khối u phổi khi tiến hành xét nghiệm máu. Dựa vào kết quả xét nghiệm, nếu nồng độ đo được của các chỉ số này tăng cao bất thường, sẽ là căn cứ để đánh giá nguy cơ mắc ung thư phổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lại xuất hiện kết quả dương tính giả. Do đó, bạn phải thực hiện các phương pháp sàng lọc chuyên sâu khác để tăng độ chính xác của kết quả chẩn đoán cuối cùng.
Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh
Bao gồm các phương pháp chụp X-quang phổi, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ. Đây là những danh mục khám không thể thiếu trong tầm soát ung thư phổi. Kết quả hình ảnh sẽ giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện những bất thường trong phổi.
Bước 4: Đọc kết quả
4. Một số cách sàng lọc ung thư phổi
– Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp quan trọng không thể thiếu trong quy trình sàng lọc ung thư phổi. Tuy nhiên phương pháp này không thể khẳng định chính xác được, nên cần phải làm thêm những xét nghiệm khác.
– Chụp X-quang phổi: Đây là một trong những phương pháp tầm soát ung thư phổi phổ biến hiện nay. Chụp X-quang phổi mang đến những ưu điểm như sau: Thời gian nhanh chóng; giúp quan sát hình ảnh về lồng ngực, tim, phổi, mạch máu,… để làm cơ sở chẩn đoán; giúp nhìn thấy các tổn thương lạ ở phổi.
– Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT): Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại ngày nay. Kỹ thuật này sử dụng máy chụp CT phát ra những chùm tia X quét qua phổi bệnh nhân. Từ đó đem lại những hình ảnh 2D, 3D nhằm xác định được tình trạng của phổi. Bác sĩ sẽ biết chính xác số lượng, vị trí, mức độ tổn thương của phổi, dù là nhỏ nhất.
– Soi phế quản: Phương pháp này sử dụng ống nội soi đưa sâu vào khí quản qua mũi. Các bác sĩ thường kết hợp lấy sinh thiết để tìm kiếm tế bào ung thư trong phổi
Trên đây là một số thông tin về tầm soát ung thư phổi. Hy vọng bạn đã có nhìn nhận rõ ràng hơn về việc sàng lọc ung thư phổi. Hãy chủ động tầm soát sức khỏe của bản thân và gia đình ít nhất 1 lần/năm, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ mắc ung thư phổi cao.