Phòng ngừa bệnh đột quỵ an toàn, hiệu quả ngay hôm nay

Tham vấn bác sĩ

Bất kỳ ai cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đột quỵ từ sớm. Vì bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với bất kỳ ai mà không có triệu chứng cảnh báo. Chuyên gia gợi ý một số cách ngăn ngừa đột quỵ đơn giản như cải thiện lối sống, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe.

1. “Điểm mặt” các yếu tố nguy cơ khiến đột quỵ có xu hướng gia tăng

– Lối sống không lành mạnh: lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá liên tục, chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng và lười vận động là những yếu tố tác động tiêu cực tới sức khỏe, tạo điều kiện cho đột quỵ diễn ra.

– Chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc: tình trạng này dẫn đến căng thẳng, mất ngủ kéo dài. Theo một nghiên cứu gần đây, mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 54%. Nguy hiểm hơn, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 8 lần khi người bị mất ngủ thuộc độ tuổi từ 18 đến 35.

– Các bệnh của hội chứng chuyển hóa: việc đột quỵ có xu hướng trẻ hóa, gia tăng có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, tiểu đường, …

– Tâm lý chủ quan, thờ ơ với việc chăm sóc sức khỏe: không thăm khám sức khỏe định kỳ, bỏ qua các triệu chứng cảnh báo khiến đột quỵ dễ dàng tiến triển nặng, khó điều trị.

Mất ngủ kéo dài gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe trong đó làm tăng nguy cơ bị đột quỵ

Mất ngủ kéo dài gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe trong đó làm tăng nguy cơ bị đột quỵ

2. Gợi ý các cách phòng ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả, dễ thực hiện

2.1. Phòng ngừa bệnh đột quỵ bằng cách hạ huyết áp

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính. Nếu không kiểm soát, huyết áp cao làm tăng gấp 2, thậm chí 3-4 lần nguy cơ đột quỵ.

Mỗi người cần theo dõi huyết áp thường xuyên, nếu tăng cao bất thường cần có biện pháp điều trị an toàn. Tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn cách giữ huyết áp ổn định.

Để duy trì huyết áp ổn định, điều chúng ta nên làm như sau:

– Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống (không vượt quá 1500 milligrams mỗi ngày).

– Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu cholesterol hàng ngày.

– Tăng cường bổ sung rau củ quả tươi mỗi ngày.

– Ăn cá 2-3 lần/ tuần, ăn cá nhiều hơn ăn thịt.

– Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung vitamin thiết yếu.

– Đừng quên tập luyện, vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày.

– Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn thói quen hút thuốc, uống rượu.

– Sử dụng thuốc hạ huyết áp theo liều lượng bác sĩ chỉ định.

Phòng ngừa bệnh đột quỵ bằng cách giữ huyết áp ổn định

Những người cao huyết áp cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ giảm huyết áp an toàn

2.2. Giảm cân

Béo phì cũng như là nguyên nhân tăng tỷ lệ đột quỵ. Nên duy trì chỉ số khối cơ thể BMI dưới 25 là lý tưởng nhất. Nếu gặp khó khăn trong việc giảm cân, bạn nên đến khoa Dinh dưỡng để được bác sĩ tư vấn chiến lược giảm cân phù hợp.

Lưu ý nên giảm cân an toàn bằng cách ăn uống lành mạnh, tăng cường luyện tập và sinh hoạt điều độ. Tránh sử dụng thuốc giảm cân, áp dụng các phương pháp ép cân phản khoa học khiến sức khỏe suy giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới cơ quan nội tạng.

Phòng ngừa bệnh đột quỵ bằng cách ăn uống lành mạnh, tránh để thừa cân

Ăn uống lành mạnh với đa dạng nhóm chất sẽ giúp giảm cân, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh

2.3. Phòng ngừa bệnh đột quỵ bằng cách tập thể dục nhiều hơn

Tập thể dục, luyện tập góp phần giúp giảm cân, cải thiện huyết áp đồng thời đem đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Cụ thể, tập thể dục với cường độ vừa phải với tần suất 4-5 ngày/tuần là cách phòng ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả.

Các hoạt động thể dục đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện hàng ngày bao gồm:

– Đi dạo quanh chỗ ở mỗi sáng hoặc mỗi tối

– Tham gia các nhóm đi bộ, nhóm chạy

– Thay thế thang máy bằng thang bộ

– Tập yoga nhẹ nhàng tại nhà

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến các phòng tập chuyên nghiệp để tập gym, aerobics, yoga, bơi lội, …

2.4. Sử dụng rượu bia điều độ, tránh uống nhiều gây hại tới sức khỏe

Uống một ly rượu mỗi ngày sẽ không ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, ngược lại còn có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, nếu uống với lượng lớn trong thời gian dài sẽ khiến sức khỏe suy giảm, tăng nguy cơ đột quỵ.

Chuyên gia cảnh báo không nên uống quá 1 ly rượu mỗi ngày và nên uống vang đỏ. Nếu bạn uống nhiều rượu bia, nên lắng nghe cơ thể và thăm khám sớm khi có triệu chứng bất thường.

2.5. Điều trị rung nhĩ

Rung tâm nhĩ là một dạng nhịp tim rối loạn, từ đó hình thành các cục máu đông trong tim. Những cục máu đông này di chuyển đến não và gây đột quỵ. Những người bị rung tâm nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp 5 lần. Nếu đang gặp phải tình trạng này, người bệnh cần tích cực điều trị và lưu ý sức khỏe nhiều hơn.

Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như tim đập nhanh, khó thở, cần báo với bác sĩ điều trị để kịp thời xử lý. Hãy tuyệt đối uống thuốc và sinh hoạt theo đúng chỉ định bác sĩ đề ra.

2.6. Điều trị bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao sẽ làm các mạch máu tổn thương nặng nề. Theo thời gian, các cục máu đông trong máu hình thành và tạo điều kiện cho đột quỵ xảy ra.

Người bệnh tiểu đường nên kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách:

– Xây dựng, duy trì chế độ dinh dưỡng riêng biệt

– Sử dụng thuốc đặc trị

– Tăng cường vận động

– Thăm khám định kỳ để theo dõi lượng đường trong máu

2.7. Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng tốc độ hình thành cục máu đông theo nhiều cách khác nhau. Các thành phần trong thuốc lá khiến máu cô đặc và tăng lượng mảng bám tích tụ trong động mạch. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, bạn hãy bỏ thuốc lá ngay hôm nay.

Ngoài những cách kể trên, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt và làm việc điều độ cũng góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch. Đột quỵ là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Do đó, mỗi chúng ta cần nâng cao nhận thức để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Ngay khi xuất hiện triệu chứng bất thường, hãy tới cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

2.8. Đặc biệt quan trọng – Tầm soát nguy cơ đột quỵ

Ai cũng có nguy cơ đột quỵ, vì vậy tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ rất cần thiết. Thu Cúc TCI đang triển khai gói tầm soát nguy cơ đột quỵ với các cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Với danh mục tầm soát đầy đủ các hạng mục cần thiết giúp bạn phát hiện các vấn đề bất thường, ngăn ngừa đột quỵ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital