Menu xem nhanh:
1.Phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh được áp dụng khi nào?
Loại phẫu thuật này thường được chỉ định khi xảy ra tình trạng tổn thương dây thanh kéo dài gây viêm thanh quản mạn tính. Lúc này, người bệnh gặp phải tổn thương thực thể là hạt xơ dây thanh.
Bệnh hạt xơ dây thanh này rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh không thể dùng thuốc hay tự nhiên khỏi mà cần được phẫu thuật loại bỏ hạt xơ. Phẫu thuật là cách điều trị hiệu quả và cần thiết với mục đích là trả lại sự mềm mại của dây thanh cũng như giọng nói bình thường cho bệnh nhân. Đây là một phẫu thuật đơn giản và khá an toàn.
2.Nguyên nhân nào làm xuất hiện hạt xơ dây thanh?
Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này, phổ biến nhất là các yếu tố sau:
-Viêm thanh quản mạn tính không được điều trị dứt điểm.
-Nói nhiều, nói to, nói liên tục trong nhiều giờ liền, ngày này qua ngày khác, dễ dẫn đến tình trạng dây thanh bị tổn thương, khiến niêm mạc xung huyết, phù nề. Tình trạng này kéo dài có thể gây viêm thanh quản mạn tính, gây khàn tiếng, mất tiếng, khó khăn trong giao tiếp. Sau đó là sự xuất hiện hạt xơ dây thanh.
-Người nghiện rượu, thuốc lá.
-Mắc bệnh viêm họng, viêm xoang mạn tính hoặc chứng trào ngược dạ dày thực quản kéo dài.
3.Tác hại nếu không thực hiện phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh
Ảnh hưởng đầu tiên có thể nhận thấy rõ rệt là giọng nói của bệnh nhân bị khàn, khi nói nhanh bị mệt. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh nhân còn bị mất giọng kéo theo các biến chứng như đau rát cổ họng, khó thở.
Nguy hiểm hơn, có một số bệnh nhân bị biến chứng dẫn đến căn bệnh ung thư thanh quản. Để ngăn chặn các biến chứng này, ngay khi có bất thường ở thanh quản, người bệnh cần tìm đến các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả.
4.Phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Dù bệnh ở mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng hạt xơ dây thanh nếu không được điều trị hiệu quả đều gây hại thêm rất nhiều. Do đó, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo, uy tín để khám và thực hiện phẫu thuật.
Phẫu thuật nội soi bóc tách là cách điều trị phù hợp trong trường hợp hạt xơ to, nhằm trả lại khả năng rung động mềm mại của dây thanh.
Sau phẫu thuật hạt xơ dây thanh, hiện tượng khàn tiếng có thể tái phát. Vì vậy, bệnh nhân cần hạn chế nói trong một thời gian cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp thanh quản phục hồi. Nếu buộc phải nói thường xuyên, người bệnh nên sử dụng các thiết bị trợ âm nhằm khuếch đại tiếng, nhờ vậy sẽ không phải nói to, gắng sức.
Sau phẫu thuật, khâu luyện nói chuẩn là cần thiết, có tác dụng “làm mềm” dây thanh trở lại, cũng như hỗ trợ cải thiện chất lượng giọng nói. Việc tập luyện phát âm cần có sự kiên trì của người bệnh và sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.