Tích lũy từ đầu năm đến tuần 38/2023, toàn quốc đã ghi nhận 93.800 trường hợp sốt xuất huyết. Riêng Hà Nội, con số này là 15.300 trường hợp. Một trong những dấu hiệu đặc trưng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục. Sốt do sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với sốt do các bệnh khác, khiến bố mẹ chủ quan. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ, phân biệt với sốt phát ban và SARS-CoV-2.
Menu xem nhanh:
1. Phân biệt hai bệnh truyền nhiễm cấp tính sốt xuất huyết và sốt phát ban
Sốt phát ban là tên gọi chung của các bệnh truyền nhiễm cấp tính có biểu hiện sốt và phát ban. Những hình thái sốt phát ban phổ biến nhất ở nước ta có: Sởi phát sinh do virus Paramyxovirus, Rubella phát sinh do Virus Rubella, sốt mò phát sinh do ký sinh trùng Rickettsia. Sởi và Rubella lây qua đường hô hấp còn sốt mò vector lây nhiễm là mò đỏ.
Tác nhân gây sốt xuất huyết là virus Dengue; bệnh truyền nhiễm cấp tính này lây từ người sang người thông qua muỗi. Có hai loài muỗi truyền sốt xuất huyết là muỗi vằn và muỗi hổ Châu Á. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, muỗi truyền bệnh càng nhiều, tốc độ lây lan bệnh càng cao, nếu trẻ chưa có miễn dịch với sốt xuất huyết. Nếu bị sốt xuất huyết mà không phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ dễ biến chứng, thậm chí là tử vong.
Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục, 3 – 4 ngày kèm ho, sổ mũi, đau nhức mắt, đau nhức cơ xương khớp, nôn và có thể tiêu chảy. Sốt trong sốt xuất huyết thường khó giảm với thuốc hạ sốt Paracetamol trong 3 ngày đầu. Từ ngày thứ 3, bệnh tiến triển nặng. Đây là thời điểm sốt bắt đầu giảm, trẻ bắt đầu xuất huyết, biểu hiện cụ thể là da sung huyết (da đỏ, môi đỏ,… do hiện tượng cô đặc máu), có chấm xuất huyết dưới da, mắt đỏ, chảy máu mũi, chảy máu chân răng kèm nôn, chân tay lạnh.
Đối với sốt phát ban, hầu hết các trường hợp bắt đầu với triệu chứng sốt cao không liên tục (thân nhiệt có thể tăng đến 39 – 40 độ C) kèm ho, đau họng, chảy mũi, nghẹt mũi; mệt mỏi; có thể nôn và phát ban; hạch các khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng, có thể nhìn hoặc sờ thấy và đau; kết mạc mắt đỏ, chảy nước mắt;… Nếu nguyên nhân gây sốt phát ban là virus đường tiêu hóa, trẻ có thể xuất hiện sớm tình trạng rối loạn tiêu hóa, như nôn, tiêu chảy. Hầu hết trẻ sốt phát ban từ ngày thứ 4 là hết sốt còn phát ban thì sẽ lặn sau 5 ngày.
Để phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban, cách đơn giản nhất là dùng ngón cái và ngón trỏ cùng bàn căng vùng da phát ban. Nếu các đốm xuất huyết biến mất khi da căng và trở lại ngay khi da không căng, trẻ bị sốt phát ban. Nếu các đốm xuất huyết không biến mất khi da căng, trẻ bị sốt xuất huyết.
2. Phân biệt hai bệnh truyền nhiễm cấp tính sốt xuất huyết và sốt do SARS-CoV-2
Theo chuyên gia, sốt xuất huyết và SARS-CoV-2 đều là các bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm gây dịch phát sinh do virus. Hai bệnh truyền nhiễm này triệu chứng ban đầu giống nhau, dễ gây nhầm lẫn (sốt, đau đầu, đau cơ xương khớp, mệt mỏi), tuy nhiên, chúng khác nhau ở diễn biến của sốt và những triệu chứng đi kèm. Theo đó:
– Sốt xuất huyết: Sốt cao đột ngột, từ 39 – 40 độ C trong 2 – 7 ngày liên tục; đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp, đau bụng; xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc (chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu âm đạo,…), xuất huyết nội tạng (nôn ra máu, tiểu tiện và đại tiện ra máu); mệt mỏi;…
– SARS-CoV-2: Ở trẻ em khởi phát thường sốt cao, từ ≥ 38,5 độ C, trong 2 ngày đầu sau đó hết sốt; đau đầu, đau cơ xương khớp; đau họng, ho, ngạt mũi hoặc chảy mũi, hụt hơi, khó thở; mất vị giác hoặc khứu giác; buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng; ớn lạnh; mệt mỏi;…
Trẻ sốt xuất huyết thường tự khỏi trong 7 ngày. Chỉ khoảng 5% trẻ sốt xuất huyết có biểu hiện nặng như xuất huyết, thoát huyết tương, suy hô hấp, suy tim, suy thận, suy gan, rối loạn đông máu, rối loạn tri giác,… Những trẻ này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có nguy cơ tử vong. Đặc biệt lưu ý vấn đề đồng nhiễm SARS-CoV-2 và sốt xuất huyết: Trẻ có nguy cơ trở chuyển biến xấu, thậm chí tử vong cao hơn nếu hai bệnh cùng biến chứng nặng, không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Phía trên là thông tin về triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ, phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban và sốt do SARS-CoV-2. Hy vọng rằng với những thông tin đó, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ an toàn trước sốt xuất huyết. Để biết thêm các thông tin khác về bệnh truyền nhiễm cấp tính này, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!