Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng xuất hiện những vết rách ở niêm mạc hậu môn. Vết rách gây nên sự đau đớn và chảy máu. Người bệnh bị ám ảnh thậm chí không dám đi vệ sinh. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Từ đó lựa chọn được giải pháp điều trị phù hợp.
Menu xem nhanh:
1. Nứt kẽ hậu môn nguyên nhân do đâu?
Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra ở độ tuổi trung niên do lão hóa. Tuy nhiên, bệnh cũng gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau do các nguyên nhân sau:
– Ăn uống không khoa học: Nếu bạn thường xuyên ăn đồ ăn liền, đồ cay nóng và các thực phẩm không tốt cho sức khỏe sẽ dẫn đến táo bón. Táo bón dài ngày dẫn đến nứt kẽ hậu môn. Do đó, cần lưu ý bổ sung nhiều nước và rau xanh. Không nên lười ăn rau, tốt nhất nên lên thực đơn nấu nướng hằng ngày. Không ăn vô tội vạ và cần ăn đúng giờ, đúng bữa.
– Bị táo bón: Táo bón là yếu tố hàng đầu gây nứt kẽ ở lớp niêm mạc hậu môn. Quá trình rặn để đẩy phân khiến người bệnh đau đớn. Khi táo bón liên tục sẽ dẫn đến tổn thương lớp niêm mạc.
– Bị nhiễm bệnh Crohn: Đây là một căn bệnh viêm nhiễm đường ruột. Khi mắc bệnh này, người bệnh bị viêm loét đường tiêu hóa, bị tiêu chảy, mất sức trầm trọng. Tiêu chảy kéo dài cũng khiến hậu môn quá tải, viêm nhiễm xảy ra tạo nên tổn thương.
– Quan hệ tình dục không an toàn: Hiện tượng này xảy ra khi hậu môn bị tác động quá mức dẫn đến viêm loét, đau đớn. Những tổn thương sẽ gây nên vết nứt ở lớp niêm mạc và rất khó lành.
– Điều trị các bệnh lý hậu môn không hiệu quả: Trong quá trình thực hiện điều trị các bệnh như trĩ… nếu phẫu thuật không đúng cách sẽ khiến hậu môn bị tổn thương. Từ đó, những vết nứt có thể xuất hiện.
Ngoài ra, đối với những người hay ngồi nhiều, vác nặng thường xuyên… cũng có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn lớn.
2. Điều trị nứt kẽ hậu môn
Từ các nguyên nhân và tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định để điều trị bệnh hiệu quả. Điều trị cần chấm dứt hiện tượng nứt kẽ, làm lành niêm mạc đồng thời chặn đứng từ nguyên nhân tái phát. Bệnh chia làm 2 giai đoạn điều trị như sau:
2.1. Điều trị nứt kẽ hậu môn tình trạng nhẹ
Giai đoạn vết nứt chưa quá nhiều và tổn thương chưa quá nặng, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc. Tùy triệu chứng mà có loại thuốc phù hợp như:
-Thuốc làm mềm phân
– Thuốc giãn cơ trơn
– Thuốc bôi làm lành vết nứt
– Thuốc kháng sinh…
Điều trị nội khoa cần chú ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc hằng ngày để có hiệu quả. Ngoài dinh dưỡng hợp lý, có lợi tiêu hóa, cần chăm sóc vệ sinh hợp lý. Có thể kết hợp ngâm hậu môn bằng nước ấm để làm dịu cơn đau.
Thuốc điều trị cần có đơn của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng sai thuốc, vùng hậu môn có thể bị nứt nặng hơn. Từ đó, rất khó điều trị và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Mỗi người bệnh tùy tình trạng và nguyên nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc khác nhau.
2.2. Trường hợp bệnh tổn thương nặng
Khi xác định điều trị thuốc không có tác dụng, bệnh nhân đau đớn khó chịu vùng hậu môn không thể sinh hoạt bình thường được thì cần can thiệp phẫu thuật.
Phẫu thuật có thể là:
– Dùng phương pháp nong hậu môn trong trường hợp các vết nứt còn mới. Nong hậu môn sẽ chấm dứt nứt kẽ đồng thời ngăn ngừa hiện tượng chít hẹp hậu môn.
– Loại bỏ hẳn vết nứt bằng phương pháp cắt hoặc mở cơ thắt khi có nhiều vết nứt cũ. Phương pháp này tạo 1 vết rạch ở cơ vòng hậu môn. Mục đích là giảm áp lực lên vết rách để không gây biến chứng khi sửa chữa vết nứt.
2.3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt trong và sau điều trị bệnh
Chế độ ăn và sinh hoạt là phương pháp kết hợp trong điều trị bệnh. Vì chỉ khi có dinh dưỡng hợp lý và tiêu hóa khỏe mạnh thì vùng hậu môn mới khỏe được. Người bệnh cần:
– Nên đi vệ sinh theo giờ, vì bất cứ lý do gì cũng không nên nhịn. Thói quen nhịn đại tiện có thể dẫn đến táo bón.
– Khi bị táo bón lặp lại không nên dùng quá sức rặn. Hãy nhờ đến các loại thuốc hoặc thụt tháo phân.
– Vùng hậu môn cần được vệ sinh sạch sẽ kết hợp ngâm nước ấm sạch. Hạn chế quan hệ tình dục không an toàn.
– Các thực phẩm có lợi cho tiêu hóa cần bổ sung đầy đủ trong thực đơn hằng ngày.
– Kiêng đồ cay nóng hay thực phẩm ăn nhanh, ăn liền không tốt cho dạ dày
– Nước là thành phần cần bổ sung đầy đủ hằng ngày. Ít nhất phải uống đủ 2 lít mỗi ngày. Có thể bổ sung bằng các loại nước ép hoa quả tự nhiên khác.
– Sau khi điều trị vẫn nên thăm khám định kỳ để xác định vùng hậu môn không còn vết nứt. Nếu có dấu hiệu bất thường cũng cần thăm khám ngay.
– Vận động hằng ngày bằng các bài tập thể thao lành mạnh
– Nghỉ ngơi đúng giờ, tránh căng thẳng hay mệt mỏi
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cần chặn đứng từ gốc thì mới mong ngăn chặn được sự tái phát bệnh. Hãy tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, bệnh sẽ được đẩy lui hiệu quả. Nứt kẽ hậu môn có thể điều trị hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.