Nội soi họng có phải nhịn ăn không?lưu ý trước khi đi khám

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê
Nội soi họng có phải nhịn ăn không là thắc mắc phổ biến ở các bệnh nhân đang có chỉ định này. Việc khám và điều trị các bệnh về họng hiện nay thường không thể thiếu khâu nội soi với hiệu quả thấy rõ. Tuy nhiên, việc chuẩn bị trước khi nội soi quan trọng không kém, trong đó có chế độ ăn. 

Vậy trước khi nội soi họng có phải nhịn ăn không?

Trước hết nên biết, người bệnh cần nhịn ăn uống trước khi soi ít nhất 4 giờ trước khi nội soi họng (nội soi thanh quản). Việc không đưa thức ăn vào qua họng nhằm tránh tình trạng nôn, cũng như bảo vệ đường thở không bị tổn thương.

Bên cạnh việc nhịn ăn trong 4 giờ trước nội soi, người bệnh còn phải chú ý về dùng thuốc. Nếu người sắp nội soi đang dùng các thuốc điều trị bệnh: cao huyết áp, suy tim, bệnh phổi mạn tính…thì vẫn dùng thuốc bình thường. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên dùng lượng nhỏ nước khi uống thuốc. Nên uống thuốc trước tối thiểu 1 tiếng trước khi nội soi.

Khi đi khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cụ thể về việc nội họng có phải nhịn ăn không

Khi đi khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cụ thể về việc nội họng có phải nhịn ăn không

Nội soi họng diễn ra thế nào?

Phương pháp nội soi họng hay còn gọi nội soi thanh quản là cách kiểm tra, thăm dò trực tiếp hệ thống mũi, họng, thanh quản bằng dụng cụ chuyên dụng. Đó là một ống soi mềm, rất nhỏ được luồn vào mũi, xuống họng và đến thanh quản. Nhờ hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể biết được các bất thường đang xảy ra ở mũi, họng, thanh quản, hai dây thanh. Từ đó, có được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp…

Nội soi họng có phải nhịn ăn không

Nội soi họng có phải nhịn ăn không là thắc mắc phổ biến ở các bệnh nhân đang có chỉ định này.

Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về tính an toàn của phương pháp nội soi họng. Một vài trường hợp hiếm gặp mới có thể xảy ra bất ổn nhỏ. Đó là các trục trặc như: khó nuốt, vướng họng. Nếu có thực hiện sinh thiết, cắt polyp, cắt hạt, cắt nang nước, lấy dị vật, người bệnh có thể khạc ra một chút ít máu. Nhưng sau khoảng 2 tiếng kể từ khi kết thúc nội soi, những triệu chứng này sẽ chấm dứt, người bệnh về trạng thái bình thường.

Nên ăn gì sau khi vừa nội soi họng?

Các bác sĩ chuyên khoa cho hay, sau khi tiến hành nội soi khoảng 1 giờ bệnh nhân không nên ăn mà chỉ uống các đồ lỏng như trà đường nguội, sữa lạnh. Tuyệt đối không dùng đồ nóng để tránh gây những tổn thương cho dạ dày.

Các thức ăn lỏng là giải pháp thích hợp cho chế độ ăn uống sau khi mới nội soi xong

Các thức ăn lỏng là giải pháp thích hợp cho chế độ ăn uống sau khi mới nội soi xong

Sau đó cần theo dõi bệnh nhân trong vòng 30 phút tiếp theo. Nếu bệnh nhân không bị nôn, có thể cho họ ăn chút cháo và các thức ăn lỏng, mềm như súp, canh… Chú ý đảm bảo bệnh nhân chỉ ăn món ăn đã được để nguội.

Bên cạnh việc ăn uống, để có ca nội soi an toàn, hiệu quả, giảm thiểu cảm giác đau, người bệnh cần tìm đến bệnh viện uy tín, có chuyên khoa tai mũi họng và giỏi về nội soi. Tại bệnh viện Thu Cúc, các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị hiện đại giúp việc nội soi họng được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng, an tâm. Các ca nội soi diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng, không đau, không tác động xấu đến thanh quản sau khi soi. Kết quả nội soi họng chính xác sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như khi cần làm sinh thiết mô tế bào. Quan trọng không kém, nội soi họng còn giúp thực hiện các phương pháp chữa trị bệnh hiệu quả tại vùng thanh quản.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital