Tình trạng răng thưa, răng hở kẽ khiến nhiều người mất tự tin khi cười và giao tiếp. Niềng răng thưa chỉnh là giải pháp mang lại hiệu quả vượt trội nhất mà các bác sĩ nha khoa thường chỉ định cho người bệnh. Vậy niềng răng thưa giá bao nhiêu, có cao không? Thu Cúc TCI sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn ngay trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Niềng răng thưa được chỉ định trong trường hợp nào?
Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha hiệu quả được nhiều người lựa chọn khi gặp phải một số vấn đề về răng. Răng thưa cũng có thể áp dụng phương pháp niềng răng để cải thiện tình trạng lệch lạc.
Những trường hợp răng thưa, hở kẽ lớn làm ảnh hưởng tới khả năng nhai và thẩm mỹ của mọi người. Bên cạnh đó, răng thừa còn gây ra rất nhiều hạn chế trong quá trình vệ sinh răng miệng do vi khuẩn dễ phát triển gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi… Đối với các trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng để khắc phục những tác hại mà răng thưa gây ra. Trước khi niềng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xác định tình trạng răng miệng để tư vấn phương pháp niềng phù hợp.
Về cơ bản, niềng răng thưa sẽ sử dụng khí cụ niềng được làm từ các chất liệu đặc biệt để siết răng, chỉnh nha về vị trí mong muốn trên cung hàm. Niềng răng thưa thường kéo dài từ 6-24 tháng tùy thuộc vào tình trạng thưa của răng miệng. Kết thúc quá trình niềng, răng được điều chỉnh phù hợp, đều và thẩm mỹ.
2. Có những phương pháp niềng nào để chỉnh răng thưa?
Các phương pháp niềng răng thưa phổ biến hiện nay có thể kể tới là:
– Niềng răng thưa bằng mắc cài kim loại: Phương pháp niềng truyền thống và được lựa chọn nhiều nhất với đặc trưng là sử dụng khí cụ niềng bằng kim loại để chỉnh nha. Đây là phương pháp giúp mang lại hiệu quả vượt trội trong thời gian tối ưu và chi phí phù hợp.
– Niềng răng thưa bằng mắc cài sứ: Về bản chất, niềng bằng mắc cài sứ cũng tương tự như mắc cài kim loại. Tuy nhiên, việc sử dụng mắc cài bằng sứ sẽ không gây kích ứng và thảm thiểu tình trạng cộm cấn khi niềng. Giá thành của phương pháp này cao hơn một chút so với niềng bằng mắc cài kim loại.
– Niềng răng thưa bằng mắc cài mặt trong:’ Sử dụng khí cụ niềng được làm bằng các chất liệu đa dạng như kim loại, sứ, pha lê… và được gắn vào mặt trong của răng để đảm bảo tính thẩm mỹ trong quá trình niềng. Giá của phương pháp này khá cao do kỹ thuật thực hiện phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao và kinh nghiệm nhiều năm.
– Niềng răng thưa bằng mắc cài tự buộc: Mắc cài có các chốt tự đóng mở linh hoạt, dây cung tự do trượt trong rãnh mắc cài để tạo lực siết. Phương pháp này thích hợp với những người không có nhiều thời gian để tới các cơ sở nha khoa và có thể tự điều chỉnh mắc cài tại nhà. Niềng bằng mắc cài tự buộc không chỉ có nhiều ưu điểm mà phí niềng còn phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều người.
– Niềng răng thưa bằng khay niềng trong suốt’; Phương pháp hiện đại nhất hiện nay, không sử dụng mắc cài mà sử dụng khay niềng trong suốt linh hoạt để điều chỉnh vị trí của răng. Tính thẩm mỹ của phương pháp này được đánh giá là vượt trội hàng đầu, không để ý kỹ, mọi người khó có thể phát hiện là người đối diện đang niềng răng. Khay niềng ôm sát cung răng, an toàn và không gây cộm cấn nên có giá thành khá cao.
3. Hiện nay niềng răng thưa giá bao nhiêu tiền?
Hiện nay, mức giá niềng răng thưa tại các cơ sở nha khoa có sự chênh lệch khá lớn với nhau. Về cơ bản, các phương pháp niềng khác nhau thì sẽ có mức giá niềng khác nhau. Giá niềng răng có thể dao động từ 20 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng. Nếu tình trạng thưa ở răng miệng phức tạp và còn tồn tại một số bệnh lý thì chi phí niềng sẽ cao hơn so với tình trạng thưa nhẹ, không mắc bệnh lý.
Do vậy, bạn nên niềng răng từ sớm để có thể tiết kiệm chi phí niềng và tiết kiệm thời gian.
Đồng thời, bạn còn phải trả thêm một số chi phí dịch vụ tại các cơ sở nha khoa. Để có thể biết thêm về các chi phí này và mức giá niềng răng cụ thể, hãy tới ngay nha khoa để được thăm khám và tư vấn chi tiết nhất.
4. Quy trình niềng răng thưa tại các cơ sở nha khoa
Bước 1: Bác sĩ thăm khám xác định tình trạng răng miệng hiện tại của bệnh nhân bằng các biện pháp chuyên khoa. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thưa ở răng của người bệnh để tư vấn phương pháp niềng phù hợp. Nếu bạn đang mắc phải một số bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng… thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dứt điểm trước khi niềng.
Bước 2: Lấy dấu răng để thiết kế khí cụ hoặc khay niềng răng chuẩn theo kích cỡ, hình dáng và tình trạng răng của từng người.
Bước 3: Chế tác khay niềng hoặc chuẩn bị khí cụ phù hợp với từng bệnh nhân để tiến hành công đoạn niềng sắp tới.
Bước 4: Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và gắn khí cụ niềng (mắc cài, khay niềng…) lên răng của người bệnh. Sau khi gắn xong, bác sĩ sẽ điều chỉnh khí cụ một lần nữa để đảm bảo lực siết cũng như tránh đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.
Bước 5: Hẹn lịch khám và tư vấn người niềng cách chăm sóc sức khỏe răng miệng khoa học để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha lâu dài.
Nhìn chung, niềng răng thưa giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, bạn cần liên hệ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn phương pháp niềng phù hợp với bản thân. Hãy lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín khi có nhu cầu niềng răng để đảm bảo quá trình niềng diễn ra an toàn, đạt hiệu quả như mong muốn.