Viêm họng là bệnh thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như thay đổi thời tiết, uống nhiều nước lạnh, virus, … Tình trạng này khiến người bệnh thấy đau rát họng, khó chịu nghiêm trọng. Để khắc phục vấn đề, bệnh nhân cần có phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp. Trong đó, chế độ ăn uống với những món ăn tốt cho người bị viêm họng cũng là điều cần thực hiện.
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng bệnh viêm họng
1.1 Những triệu chứng của bệnh viêm họng
Bệnh viêm họng có nhiều thể khác nhau. Bên cạnh những triệu chứng viêm họng chung, mỗi thể sẽ có những dấu hiệu riêng. Cụ thể:
1.1.1 Viêm họng cấp tính
Những triệu chứng của thể viêm họng này thường bùng phát đột ngột. Thời gian triệu chứng diễn ra sẽ kéo dài từ 7-10 ngày. Các triệu chứng bao gồm:
– Đau họng.
– Cổ họng luôn thấy bị khô, giọng bị khàn.
– Họng có cảm giác vướng víu, khó chịu, nhai nuốt khó khăn.
– Cổ xuất hiện u hạch.
– Sưng Amidan.
– Buồn nôn.
– Đau đầu.
– Hắt hơi, sổ mũi.
– Một số trường hợp xuất hiện tình trạng sốt nhẹ.
– Người nhức mỏi.
1.1.2 Viêm họng mãn tính
Bên cạnh những triệu chứng giống với viêm họng cấp tính, viêm họng mãn tính còn có một số dấu hiệu nhận biết riêng với 4 thể:
– Viêm họng mãn tính sung huyết: Với trường hợp này, người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều mạch máu tại cổ họng, cổ họng có màu đỏ.
– Viêm họng hạt: Thể viêm họng hạt còn được biết tới là viêm họng mãn tính quá phát. Người bệnh ở thể này sẽ xuất hiện các hạt nhỏ ở sau thành họng. Tuy nhiên, hiện tượng này không gây cảm giác đau. Hạt có thể mọc tập trung hoặc mọc phân tán.
– Viêm họng mãn tính xuất tiết: Khi bị viêm họng mãn tính xuất tiết, niêm mạc họng của người bệnh sẽ có chất nhầy trong suốt. Chúng dính vào vị trí sau thành họng.
– Viêm họng teo: Đối với thể viêm họng teo, niêm mạc họng sẽ xuất hiện màu hồng nhạt, mỏng và bắt đầu teo dần. Niêm mạc xuất hiện những vảy vàng và khô. Đây là thể viêm hognj khá phổ biến ở người lớn tuổi.
1.2 Những điều cần làm khi có biểu hiện bị viêm họng
Tuy viêm họng là một căn bệnh thường gặp nhưng nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng. Ví dụ như áp xe quanh amidan, viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phổi, …
Khi có biểu hiện của viêm họng, người bệnh cần đi khám ngay để được kiểm tra và điều trị phù hợp. Lưu ý, người bệnh không tự ý điều trị bằng thuốc. Khi sử dụng thuốc điều trị không đúng có thể khiến bệnh lâu khỏi, thậm chí biến chứng.
Những người viêm họng thường mệt mỏi, họng bị đau rát nên khó khăn trong giao tiếp, ăn uống. Do đó, ta cần chú ý hơn trong việc ăn uống. Cụ thể, người bị viêm họng nên sử dụng các món ăn lỏng, mềm và dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng trong thức ăn vẫn cần được đảm bảo. Chế độ ăn đủ vitamin, khoáng chất sẽ giúp chống viêm, chống oxy hóa. Từ đó, cơ thể sẽ được tăng cường sức đề kháng, mau khỏi bệnh hơn.
2. Lưu ý về chế độ ăn cho người bị viêm họng
2.1 Những món ăn tốt cho người bị viêm họng
2.1.1 Cháo, súp
Những thức ăn mềm chứa nhiều dinh dưỡng như cháo, súp rất tốt cho người viêm họng. Người bệnh nên ăn các loại như cháo gà, cháo thịt bò, canh gà, nước hầm rau củ, … Đây là những món ăn rất giàu dinh dưỡng, có khả năng ức chế sự dịch chuyển của bạch cầu trung tính. Tế bào bạch cầu chống lại sự nhiễm trùng và chất lỏng nóng sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và họng.
Ta lưu ý khi nấu các món cháo, súp nên cho thêm vào một chút gừng hoặc nghệ. Trong gừng, nghệ có đặc tính giúp kháng viêm, kháng khuẩn và kháng virus hiệu quả.
2.1.2 Yến mạch
Yến mạch nổi tiếng là một loại thực phẩm giàu chất xơ. Ngoài ra, thành phần của yến mạch còn có các chất như magie, kem, chất chống oxy hóa, khoáng chất, … Những chất này sẽ giúp đào thải độc tố khỏi cơ thể người bệnh. Đặc biệt, kết cấu mềm của yến mạch sẽ giúp người viêm họng dễ dàng nuốt.
2.1.3 Trứng
Trứng là một món ăn khá đơn giản nhưng rất tốt cho người bệnh. Trong trứng có chứa nhiều protein, vitamin D, B12 và cả nhiều loại khoáng chất cần thiết. Những chất này sẽ giúp chống lại nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp.
2.1.4 Sữa chua
Với kết cấu sánh mịn như kem cùng hương vị thơm ngon, sữa chua sẽ là món ăn được yêu thích. Đặc biệt, đây là món ăn rất tốt cho dạ dày cũng như cổ họng. Bên cạnh việc người bệnh có thể dễ dàng nuốt sữa chua mà không khó chịu, sữa chua cũng giúp giảm tình trạng đau cổ họng khi đang bị viêm.
Ngoài ra, sữa chua cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều protein, chất béo tốt. Từ đó, cơ thể người bệnh sẽ được cung cấp dưỡng chất cần thiết cùng nhiều lợi khuẩn.
2.1.5 Mật ong
Đặc tính của mật ong giúp chống viêm và kháng khuẩn, kháng virus rất hiệu quả. Đồng thời, đây cũng được coi là một chất chống oxy hóa tự nhiên tốt. Sử dụng mật ong, người bị viêm họng có thể giảm ho, tăng sức đề kháng, …
2.2 Những món ăn không tốt cho người bị viêm họng
2.2.1 Thực phẩm khô và cứng
Người viêm họng sẽ có triệu chứng điển hình là sưng vòm họng, bị tấy, đau rát khi nuốt. Do đó, những món ăn khô và cứng khi nuốt sẽ gây va chạm, cọ xát khiến tình trạng đau họng thêm nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, khó chịu hơn, tình trạng viêm họng lâu khỏi. Ngoài ra, niêm mạc họng có nguy cơ bị chảy máu, ứ đờm khi người bệnh ăn nhiều đồ khô, cứng.
2.2.2 Đồ uống có cồn, chất kích thích
Đồ uống có cồn, chất kích thích chính là kẻ thù của người bị viêm họng. Nguyên nhân là bởi caffeine và ethanol trong các loại đồ uống này dễ khiến mất nước và tăng thân nhiệt. Ngoài ra, bệnh nhân viêm họng sử dụng những loại đồ uống này còn khiến niêm mạc hô hấp bị kích thích. Những triệu chứng như ho, ứ đờm, đau rát cổ sẽ thêm trầm trọng.
2.2.3 Món ăn cay nóng
Khi bị viêm họng là lúc cổ họng của bệnh nhân đang gặp tổn thương nghiêm trọng. Nếu sử dụng các món ăn cay nóng trong thời điểm này sẽ khiến niêm mạc bị sưng tấy, phù nề. Lúc này, cổ họng sẽ dễ bị kích ứng khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.
2.2.4 Món ăn nhiều dầu mỡ
Trong các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ có những thành phần sẽ gây kích thích niêm mạc họng. Từ đó, tình trạng họng sưng, đau rát sẽ trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, thức ăn nhiều dầu mỡ còn làm gia tặng chất nhờn và độ quánh nhớt khiến đờm đặc trong cổ họng. Điều này khiến người bệnh thêm khó chịu.
Để tình trạng viêm họng nhanh chóng được khắc phục, ngoài kiểm tra và điều trị cùng bác sĩ, người bệnh hãy áp dụng những lưu ý về chế độ ăn trên. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe.