Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi: Từ trẻ em, người trưởng thành, đến người già. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể chữa trị được hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu bệnh được phát hiện muộn việc điều trị bệnh sẽ rất khó khăn, tốn kém và có thể xảy ra các biến chứng đáng tiếc.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gây ra những tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc (phần đầu của ruột non) tá tràng. Khi lớp niêm mạc của tá tràng hay dạ dày bị bào mòn làm lộ ra các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột. Tỷ lệ các vết viêm loét thông thường: Chiếm 61% các vết loét ở dạ dày, chiếm 26% trong đó là các vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày và chiếm 96%, các vết loét ở tá tràng.
2. Các yếu tố gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày tá tràng ở mỗi người không giống nhau. Hiểu rõ về các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn phòng bệnh dễ dàng hơn.
2.1 Thường xuyên sử dụng các loại đồ uống có cồn, hút thuốc lá và uống bia rượu
Theo các nghiên cứu, hút thuốc lá gây nguy hại tới sức khỏe con người. Trong khói thuốc lá có tới hơn 200 loại chất gây hại. Nguy hiểm nhất là chất nicotine – Một trong các nguyên nhân chính làm tiền đề gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
2.2 Căng thẳng, áp lực (stress)
Môi trường làm việc áp lực sẽ dẫn đến những căng thẳng. Căng thẳng nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình bài tiết acid trong dạ dày. Từ đó làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
2.3 Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt không hợp lý
Chế độ sinh hoạt không hợp lý như: Thức khuya, ngủ muộn, bỏ bữa ăn sáng hay vận động sau khi ăn… Đây cũng là một trong những tác nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.
2.4 Vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày
Nhiễm vi khuẩn HP chính là một trong các nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn HP xâm nhập vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng và sau đó tiết ra các độc tố làm mất chức năng của niêm mạc chống lại acid.
2.5 Thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng viêm NSAID (không steroid)
Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau thường được sử dụng ở người cao tuổi, người đau xương khớp. Tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ra ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – Một trong những chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
3. Các dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày bạn cần biết
Bệnh viêm loét dạ dày ở mỗi người sẽ có dấu hiệu khác nhau. Có những trường hợp triệu chứng không rõ rệt. Tuy nhiên phần lớn người mắc bệnh sẽ có các dấu hiệu sau:
3.1 Đau bụng vùng thượng vị
Đau thượng vị là một trong những biểu hiện điển hỉnh của bệnh viêm loét dạ dày. Cơn đau có thể xuất hiện vào lúc đói, sau khi ăn hoặc lúc nửa đêm.
3.2 Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị
Trong giai đoạn đầu của bệnh chúng ta rất hay gặp các biểu hiện: Ợ hơi, ợ chua. Ợ nóng rát thượng vị thường thì khi người bệnh xảy ra trào ngược dạ dày thực quản hơn.
3.3 Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn
Khi hệ tiêu hóa đã bị ảnh hưởng do bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Người bệnh thường có các biểu hiện như: Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn ói.
3.4 Viêm loét dạ dày tá tràng gây rối loạn tiêu hóa
Đây là một trong những biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Dạ dày thuộc hệ tiêu hóa của cơ thể. Khi dạ dày bị ảnh hưởng sẽ gây ra rối loạn hệ tiêu hóa.
3.5 Mất ngủ hay ngủ không ngon giấc
Khi người bệnh bị đầy bụng hoặc đau bụng sẽ khiến cho giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn. Từ đó làm ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể.
Các biểu hiện nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết được nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị hợp lý. Chúng ta cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chụp chiếu, nội soi… Dựa trên kết quả thu được các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra liều trình điều trị hợp lý nhất.
4. Hệ quả gây ra từ bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời tỷ lệ khỏi bệnh là rất cao. Tuy nhiên nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ có thể trở nên mạn tính và khó chữa trị dứt điểm hơn. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng
4.1 Xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng
Các vết viêm loét nặng ở dạ dày có thể gây ra tình trạng mất máu và rất nguy hiểm. Dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày như: Choáng váng, nôn ra máu đỏ hay phân có màu đen…
4.2 Thủng dạ dày tá tràng
Tình trạng trên sẽ khiến người bệnh đau bụng dữ dội đột ngột, bụng cứng đờ. Khi xuất hiện tình trạng này bệnh nhân cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.
4.3 Hẹp môn vị
Các dấu hiệu của hẹp môn vị như: Nôn mửa, sút cân nhanh…Hẹp vị môn xảy ra khi mô viêm xơ phát triển trên ổ loét ở môn vị làm hẹp lòng ruột ngay dưới dạ dày. Lúc này thức ăn khó có thể đi qua đường tiêu hóa.
5. Cách trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
Tuy nhiên tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có cách điều trị bệnh hợp lý tương ứng.
– Điều trị nội khoa bằng các lọa thuốc: Thuốc giảm tiết acid, thuốc trung hòa acid, kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn,…
– Ngưng sử dụng các loại thuốc kháng viêm (NSAID)…
– Đồng thời việc điều trị cần được kết hợp với một chế độ làm việc, sinh hoạt ăn uống hợp lý: Ăn chín, uống sôi, đi ngủ đúng giờ, không làm việc sau khi ăn, không ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, không hút thuốc hay sử dụng rượu bia…
– Luôn giữ tinh thần thoải mái và thường xuyên luyện tập thể thao. Tuy nhiên việc luyện tập phải ở mức độ nhẹ nhàng.
Điều quan trọng nhất vẫn là phát hiện sớm được giai đoạn đầu của bệnh để có thể chữa trị bệnh được kịp thời nhất.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Từ đó chúng ta có thể sớm phát hiện được các biểu hiện của bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.